Hầu hết các mẹ đều biết cách bảo quản sữa mẹ nhưng đến khi được hỏi về cách hâm sữa từ túi trữ sữa mà vẫn giữ được nhiều dưỡng chất nhất thì nhiều mẹ bị ấp úng.
Sữa mẹ đương nhiên là ngon – rẻ – bổ dưỡng hơn hẳn so với sữa công thức rồi.
Tuy nhiên khi đã bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì các mẹ nhất định phải biết cách cách hâm sữa từ túi trữ sữa thì mới đảm bảo được sữa luôn thơm ngon và thực sự tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà mình.
Nội dung chính
1. Mách bạn 2 cách hâm sữa từ túi trữ sữa an toàn, đúng cách và không bị mất chất
Dưới đây là 2 cách hâm sữa từ túi trữ sữa giúp mẹ có thể hâm sữa đúng chuẩn trong mọi trường hợp.
#1. Cách hâm sữa từ túi trữ sữa bằng máy hâm sữa
Hầu hết các mẹ bỉm hiện đại đều trang bị trong nhà một chiếc máy hâm sữa là để hâm sữa từ túi trữ sữa.
Loại máy này giúp làm nóng, tiệt trùng và giữ nhiệt cho bình sữa bằng cách nhận truyền nhiệt từ hơi nước hoặc từ lớp thép của thân máy.
Đây là cách hâm sữa từ túi trữ sữa áp dụng đối với túi sữa được bảo quản trong ngăn mát hoặc túi sữa đã được rã đông an toàn.
– Bước 1: Các mẹ hãy kiểm tra vệ sinh của bình sữa của bé và khay chứa sữa của máy hâm sữa.
– Bước 2: Rót sữa bình sữa sau đó đặt bình sữa vào máy hâm sữa. Ở bước này, các mẹ có thể hâm sữa từ túi trữ sữa luôn, rồi mới rót ra bình cho bé uống cũng được nhé.
– Bước 3: Đổ nước sạch vào máy hâm sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất để máy thực hiện quy trình làm nóng sữa.
– Bước 4: Cắm điện, mở máy và kiểm tra lại phần cài đặt nhiệt độ hâm nóng rồi khởi động máy hâm sữa.
– Bước 5: Sau khi máy hâm sữa xong, các mẹ hãy khuấy đều bình sữa và kiểm tra lại bình sữa bằng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ chỉ ở mức 35-37 độ C. Như vậy các bé có thể thưởng thức sữa mẹ được rồi.

Mách nhỏ: Một số máy hâm sữa hiện đại có chế độ hâm sữa đang đông đá. Các mẹ có thể sử dụng chức năng này mà không cần phải rã đông sữa trước.
Tuy nhiên, các mẹ phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất máy hâm sữa nhé.
#2. Cách hâm sữa từ túi trữ sữa khi không có máy hâm sữa
Trong trường hợp mất điện, hoặc ba mẹ đưa bé về thăm ông bà mà không tiện mang theo máy hâm sữa thì các mẹ có thể áp dụng cách hâm sữa từ túi trữ sữa theo phương pháp truyền thống sau đây.
Sau khi thực hiện các bước rã đông túi sữa an toàn, các mẹ có thể rót sữa vào trong bình sữa rồi tiến hành làm nóng.
Hoặc ngâm trực tiếp túi sữa trong một ca nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất ở khoảng 60 độ C.

Ở nhiệt độ này, sữa mẹ sẽ ấm dần lên đến khi đạt nhiệt độ phù hợp với bé. Các mẹ nên lưu ý kiểm tra sữa sau khi ngâm khoảng 10 phút, xem sữa đã nóng đều và nóng vừa để bé uống chưa.
Nếu sữa vẫn chưa đủ ấm, các mẹ có thể thay ca nước ấm khác để tiếp tục ngâm, nhưng các mẹ đừng ngâm nước nóng quá nhé.
Nếu nước nóng quá sẽ làm sữa nóng hơn, như vậy có thể làm bé bị phỏng hoặc mất thêm thời gian chờ sữa nguội.
#3. Hướng dẫn các mẹ rã đông túi sữa đúng cách, an toàn
Theo các cách hâm sữa từ túi sữa như mình vừa chia sẻ ở trên, đều cần trải qua một bước rã đông túi sữa trước.
Vậy nên mình sẽ chia sẻ thêm với các mẹ cách rã đông túi sữa đúng cách và an toàn nhất nhé.
Cách rã đông túi sữa an toàn nhất là các mẹ hãy rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh.
Trong trường hợp cần rã đông nhanh, bạn hãy ngâm sữa vào trong nước sạch, tránh để nước chảy vào sữa.
Lưu ý, bỏ thêm vài viên đá nhỏ vào nước để cân bằng nhiệt độ, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào sữa mẹ nhé.

Lưu ý: Các mẹ không nên rã đông túi sữa bằng lò vi sóng hoặc để túi sữa rã đông tự nhiên trong nhiệt độ phòng nhé.
Điều này sẽ làm sữa mất chất và tạo cơ hội cho vi khuẩn từ không khí xâm nhập vào sữa, gây ra những bất lợi đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
>> Xem thêm:
2. Một số lưu ý quan trọng khi hâm sữa từ túi trữ sữa
Nếu mẹ nào hâm sữa từ túi sữa bằng cách luộc, đun cách thủy, dùng lò vi sóng, ngâm trong nước có nhiệt độ hơn 70 độ C thì hãy dừng ngay những cách hâm túi sữa này ngay nhé.
Những cách này sẽ làm cho sữa mẹ bị mất đi rất nhiều dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ đấy.
Khi dùng máy hâm túi sữa, các mẹ chỉ nên để sữa tối đa trong máy khoảng 1 giờ. Không nên để quá lâu như vậy có thể làm sữa bị hỏng hoặc làm sữa bị nhiễm khuẩn từ môi trường.
3. Đôi lời chia sẻ về việc hâm sữa cho con uống
Hệ tiêu hóa của bé trong 24 tháng đầu đời vẫn chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm. Do vậy trước khi hâm sữa cho con uống các mẹ nên cẩn thận kiểm tra lại xem sữa mẹ có đảm bảo chất lượng hay không.
Và nếu bé bú thừa, mẹ đừng tiếc mà cất sữa vào túi trữ sữa một lần nữa nhé.
Sữa hâm đi hâm lại đôi khi không còn đảm bảo chất lượng mà lỡ bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc nhiều với không khí thì thật là nguy hại.
Chúc mẹ đảm đang chăm con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!
Hy vọng với những kiến thức và mẹo vặt về cách hâm sữa từ túi trữ sữa này sẽ giúp mẹ đảm tự tin và an tâm hơn trong suốt quá trình chăm con lớn khôn.
Trả lời