Gối chống trào ngược là một sản phẩm cực kỳ hữu ích cho nhà có con trẻ, đặc biệt với các bé mắc bệnh trào ngược ở trẻ sơ sinh sau khi ăn.
Tác dụng chính là thế, nhưng nhiều bố mẹ còn tận dụng cho con ngủ bằng gối này.
Việc làm này có nên hay không, gối chống trào ngược có nằm ngủ được không? Câu trả lời cụ thể sẽ có trong bài viết sau đây.
Nội dung chính
1. Gối chống trào ngược có nằm ngủ được không?
Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời, khi mà hệ xương vẫn còn non nớt và chưa cố định hoàn toàn, thì các bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ nằm gối.
Nếu sợ trẻ đau dầu, bố mẹ có thể gấp một lớp khăn xô mỏng gối đầu cho con.
Việc sử dụng gối cao sẽ dễ làm xương cột sống và phần đốt sống cổ của trẻ bị tổn thương, dẫn đến cong vẹo sau này, chiều cao của trẻ cũng không được tối ưu.

Vậy nên, nếu bé nhà bạn là trẻ sơ sinh, gối chống trào ngược chỉ nên sử dụng khi con ăn hoặc khi con nằm chơi, không nên dùng cho bé gối đầu để ngủ.
Đợi khi bé lớn hơn, khoảng tầm 1 – 1,5 tuổi, gối chống trào ngược có thể sử dụng để nằm ngủ.
2. Những lưu ý khi nằm ngủ bằng gối chống trào ngược
Độ tuổi có thể sử dụng:
Như bên trên đã đề cập, trẻ phải ít nhất 1 – 2 tuổi mới có thể dùng gối chống trào ngược để ngủ.
Không nên sử dụng gối chống trào ngược của người lớn để dùng cho trẻ em, do kích thước và độ dốc khác nhau, bé nằm lâu sẽ bị mỏi, chèn ép các cơ quanh cổ, quanh đầu, không tốt cho hệ xương phát triển
Thời điểm nên sử dụng:
Nếu bé sơ sinh thì sử dụng gối chống trào ngược vào lúc bé ăn, điều này giúp bé nuốt sữa dễ hơn, người cho ăn cũng không phải bế, nhanh mỏi.
Lợi ích cực lớn của gối chống trào ngược là giảm hiện tượng sặc sữa và bé ít bị nôn, trớ sữa sau khi ăn, nhất là trường hợp bé hay bị “phun vòi rồng”.

Đến tuổi bé chịu nằm chơi thì bố mẹ có thể tận dụng gối chống trào ngược cho con nằm, tránh trường hợp bé quậy quá mà trớ sữa.
Còn dùng khi nằm ngủ có tác dụng hạn chế việc bé bị bẹp đầu, bé cũng không bị trớ cặn sữa trong lúc ngủ nữa.
Tác dụng khi dùng gối chống trào ngược để ngủ:
- Bé ngủ sâu giấc hơn nhờ phần đầu và lưng đã được nâng đỡ và khá êm
- Với những bé có vấn đề về hô hấp, bác sĩ khuyến cáo nằm với phần đầu kê cao sẽ dễ thở hơn
- Hết hiện tượng thức ăn bị đẩy trở lại khoang miệng, hoặc ợ hơi gây nóng rát hệ tiêu hóa
- Giảm tình trạng ngáy hoặc nghiến răng ở trẻ
- An toàn hơn cho bé: không lo sợ bé bị đè chăn hay gối lên mặt, dẫn đến ngạt thở.
3. Điều cần nhớ để dùng gối chống trào ngược an toàn cho bé
- Sau khi bé ăn, để bé nằm yên trên gối cho sữa xuôi xuống dạ dày, không nên ngay lập tức bế bé thẳng đứng lên
- Tuy nhiên, cũng không được bé ngủ luôn trên gối mà cần bế nhẹ nhàng bé lên và vỗ ợ hơi
- Không nên cho bé ăn quá no, chia nhỏ bữa là lời khuyên với các bé bị tình trạng trào ngược, nôn trớ sau ăn quá nhiều
- Thử thay đổi vị trí cho ăn để tìm ra tư thế và góc nghiêng thích hợp cho con mình
- Kết hợp thêm các bình sữa có van chống sặc, chống nuốt khí để hạn chế tình trạng đầy bụng do khí ở trẻ

- Vệ sinh sạch sẽ gối định kỳ, giặt sạch ngay nếu bé trớ sữa ra, tránh để mốc, ẩm ruột gối bên trong
- Chất liệu gối cứng vừa đủ để cố định tư thế ăn của bé, nhưng cũng đủ mềm để bé chịu nằm mà không bị đau
- Lúc bé ngủ trên gối chống trào ngược bắt buộc phải có người lớn để mắt, xử lý kịp thời khi bé có dấu hiệu trào ngược để thức ăn không tràn vào đường hô hấp.
Vậy là mẹ có thể giải đáp “Gối chống trào ngược có nằm ngủ được không?” là phụ thuộc vào độ cứng cáp cũng như nhu cầu của con nhé!
Chúc bé nhanh thoát khỏi tình trạng trào ngược, nôn trớ và lớn khôn, khỏe mạnh!
Trả lời