Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da thường gặp ở hầu hết các bé trong giai đoạn mặc tã. Do vậy, mẹ đảm luôn cần hiểu biết đầy đủ về hăm tã để bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất.
Nội dung chính
1. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh mắc bệnh hăm tã
Vùng da bị hăm tã sẽ làm bé đau, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước tiểu. Do vậy khi bị hăm tã trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, nhất là khi mới tè xong.

Tùy từng cấp độ nặng nhẹ của hăm tã mà mẹ sẽ thấy rõ các triệu chứng.
1.1. Hăm tã ở cấp độ rất nhẹ (Cấp độ 1)
– Vùng da đóng bỉm sẽ ửng hồng.
– Phần da có dấu hiệu lạ ít.
– Trên da có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ.
– Phần da vẫn khô ráo.
– Trẻ ít quấy khóc.
1.2. Hăm tã ở cấp độ nhẹ (Cấp độ 2)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 1. Và những vùng da bị ửng đỏ đậm hơn, và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau hơn.
1.3. Hăm tã ở cấp độ trung bình (Cấp độ 3)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 2. Và những vết hăm tã bắt đầu đậm hơn, lớn hơn và dày đặc hơn.
Đồng thời phần da bị hăm đã có dấu hiệu hơi ướt. Trẻ bắt đầu quấy khóc nhiều hơn.
1.4. Hăm tã ở cấp độ hơi nặng (Cấp độ 4)
Các triệu chứng hăm tã tương tự như ở cấp độ 3. Và trên vùng da bị hăm tã có thể xuất hiện thêm các nốt sần hoặc mụn mủ.
1.5. Hăm tã ở cấp độ nặng (Cấp độ 5)
Phần da bị hăm tã có diện tích rất lớn, bị sưng nặng, thậm chí còn bị loét. Trẻ luôn tỏ ra khó chịu ngay cả khi không tiếp xúc với nước tiểu.
Lưu ý: Khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu hăm tã nên có biện pháp xử lý ngay, không nên chủ quan.
>> Kinh nghiệm hay:
2. Những vị trí dễ bị hăm tã nhất ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã nhiều nhất ở 4 vị trí sau đây:
– Ở cơ quan sinh dục.
– Ở vùng háng.
– Ở vùng hậu môn.
– Ở vùng mông.
Do vậy, khi trẻ bị hăm tã, các mẹ nên lưu ý đến cả 4 vùng da này để kiểm soát và điều trị chứng hăm tã cho con hiệu quả nhất.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lý hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân hăm tã thường gặp nhất là do:
3.1. Da trẻ sơ sinh bị kích ứng bởi phân và nước tiểu
Một số loại nấm và vi trùng ký sinh thường tồn tại trên da và không gây nguy hại cho đến khi da bị ẩm ướt thường xuyên.
Hoặc nước tiểu và phân của trẻ làm cho nấm và ký sinh trùng phát triển thành bệnh trên da. Gây ra những vệt đỏ, nổi mụn nước tạo cảm giác ngứa rát cho trẻ.
3.2. Do bỉm cọ xát trên da gây tổn thương da
Trường hợp này xảy ra khi mẹ đóng bỉm cho con chật, làm cho da của trẻ bị cọ sát với bỉm trong thời gian dài. Khiến cho da bị nổi mẩn đỏ.
Từ những vết mẩn đỏ này sẽ hình thành các vết loét và các triệu chứng hăm tã.
3.3. Da bị kích ứng bởi các sản phẩm mẹ thường dùng cho trẻ
Da trẻ bị dị ứng với chất liệu của tã, với giấy ướt, với phấn rôm, nước giặt quần áo,… Đây đều là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nhất là đối với những trẻ sơ sinh có làn da thực sự nhạy cảm.
3.4. Khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn của trẻ
Khi mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bổ sung thêm dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau. Làm cho cơ thể trẻ có những phản ứng.
Thành phần trong phân và nước tiểu của trẻ cũng thay đổi dẫn đến trẻ dễ dàng bị hăm tã hơn.
3.5. Trẻ bị kích ứng với thuốc kháng sinh
Khi trẻ được chỉ định điều trị bệnh lý bằng kháng sinh hoặc tiếp nhận kháng sinh gián tiếp từ sữa mẹ, trẻ có thể bị tiêu chảy. Đây là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm vi nấm trên da của trẻ. Dần tiến đến các triệu chứng hăm tã.
>> Xem thêm: 3 Cách trị hăm háng cho bé an toàn, hiệu quả
4. Một số biện pháp ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh
Để bảo vệ trẻ khỏi hăm tã, các mẹ nên lưu ý những điểm sau:
– Vệ sinh đúng cách sau khi trẻ đi vệ sinh.
– Không dùng bỉm tã suốt 24/24 mà nên để vùng da dùng bỉm tã thông thoáng nhiều lần trong ngày.
– Mẹ nên chú ý rửa sạch và sát khuẩn tay trước và sau khi thay tã cho trẻ.
– Mẹ chỉ nên sử dụng những sản phẩm chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo được sử dụng cho trẻ sơ sinh.

– Thường xuyên thay tã cho trẻ, mỗi 2-3 giờ/lần đối với tã giấy và 4-5 giờ/lần đối với bỉm tã tiện lợi.
– Không đóng bỉm tã quá chặt, hoặc dùng những loại bỉm tã không đủ mềm mại đối với da của trẻ sơ sinh.
Các mẹ có thể điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh tại nhà. Tuy nhiên, để tránh những tình huống khó xử lý hơn, mẹ nên thăm khám và điều trị hăm tã cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trả lời