Trẻ bị sặc sữa mà mẹ không biết hoặc xử lý không đúng cách có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm đến tính mạng của con. Do vậy, mẹ hãy chuẩn bị cho mình cách xử lý trẻ bị sặc sữa.
Những kiến thức cơ bản này giúp mẹ xử lý các tình huống bất ngờ hiệu quả hơn, cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong suốt quá trình chăm con nhỏ.
Nội dung chính
1. Những dấu hiệu để mẹ nhận biết trẻ bị sặc sữa
Tình trạng trẻ bị sặc sữa có thể diễn ra khi trẻ đang bú hoặc sau khi trẻ bú xong.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sặc sữa dễ nhất là khi thấy trẻ có các dấu hiệu ho đột ngột, sữa trào ra từ miệng, mũi.
Có trường hợp trẻ hoảng hốt khóc thét lên rồi chuyển dần sắc mặt qua tái tím hoặc da tái xanh.
Có trường hợp trẻ co cứng hoặc mềm người ra.
Nếu trẻ có dấu hiệu sặc sữa nặng mà mẹ không phát hiện kịp thời hoặc xử lý không đúng cách, có thể dẫn đến trường hợp trẻ ngừng tim hoặc tử vong.
2. Hướng dẫn mẹ xử lí nhanh khi trẻ bị sặc sữa
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa gần giống như cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật.
Trước tiên, mẹ hãy giữ trẻ trong tư thế mặt úp, đầu hơi chúc thấp xuống (phần đầu thấp hơn phần thân). Sau đó vỗ mạnh, đều, nhiều lần vào giữa phần xương bả vai của trẻ.

Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, tái tím thì mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa, dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa ấn mạnh xuống phần xương ức dưới của trẻ.
Lặp lại đều đặn các động tác này từ 5-10 lần. Nếu trẻ vẫn không có dấu hiệu hết sặc sữa mẹ nên đưa con đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
3. Một số nguyên nhân gây sặc sữa phổ biến nhất là
– Trẻ vừa ăn vừa ngủ.
– Trẻ bị ép uống sữa hoặc trẻ đang cáu gắt khóc quấy mà mẹ cho uống sữa. Dẫn đến trẻ vừa khóc vừa uống sữa cũng gây nên sặc sữa.
– Trẻ được đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú quá no.
– Trẻ vừa bú sữa vừa hóng chuyện cười đùa với mẹ, dẫn đến sữa vào miệng mà nuốt không kịp lại còn cười dẫn đến sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa lên mũi.
– Lỗ đục ở núm ti quá to làm cho sữa xuống quá nhanh trẻ nuốt không kịp dẫn đến bị sặc.

Do vậy mẹ nên tập cho con bú sữa đúng cách, không cho con bú sữa khi trẻ đang khóc, không vừa cho con uống sữa vừa chọc con cười.
4. Cách phòng chống chứng sặc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Một trong những cách phòng chống sặc sữa hiệu quả nhất chính là mẹ nên dùng bình sữa chống sặc khi cho con bú.

Bình sữa chống sặc được thiết kế thêm hệ thống thông hơi hoặc van chống sặc giúp trẻ không nuốt phải quá nhiều bọt khí khi bú.
Đồng thời núm ti cũng được thiết kế phù hợp với vòm miệng và nướu của trẻ.
Trên núm ti còn có vết cắt hình chữ thập, giúp sữa xuống đều hơn theo nhịp ti và lực ti của trẻ. Điều này hạn chế sữa chảy ra ngoài hiệu quả, tăng hiệu quả chống sặc sữa ở trẻ tốt hơn.
Như mẹ thấy đấy, cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa không khó. Giờ đây lại có thêm sự hỗ trợ của bình sữa chống sặc nên mẹ có thể thoải mái hơn khi chăm con nhỏ. Tuy vậy, mẹ chỉ nên lưu ý đến con nhiều hơn khi con đang bú sữa hoặc sau khi con bú 15 phút để an tâm hơn nhé.
- Nên mua bình sữa cổ rộng hay hẹp?
- Cách cầm bình sữa cho bé bú an toàn nhất
- Cách đục lỗ núm ti bình sữa tại nhà
- Cách tiệt trùng bình sữa nhanh và sạch nhất
- Bình sữa rãnh tay
- Bình sữa thuỷ tinh
- Bình sữa Pigeon
- Bình sữa Comotomo
- Bình sữa Chicco
- Bình sữa Avent
- Bình sữa UPIS
- Bình sữa Chicco
- Bình sữa Wesser
- Bình sữa Lansinoh
Trả lời