Máy hâm sữa đã trở thành thiết bị cứu cánh cho mẹ trong lúc thiếu thời gian để làm nóng sữa cho bé. Cũng chính vì tính tiện lợi này mà nhiều mẹ sử dụng máy hâm sữa cho cả rã đông sữa.
Nhưng có những điểm cần lưu ý trong cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa mà các mẹ chắc chắn phải biết.
Nội dung chính
1. Tại sao phải rã đông sữa mẹ trước khi cho vào máy hâm sữa?
Nếu mẹ đang thực hiện rã đông bằng cách cho thẳng túi trữ sữa đang đông vào máy hâm sữa rồi bật nút thì hãy dừng ngay lại nhé. Cách làm này vừa không đúng mà lại có hại cho bé đó.
Có 3 lý do chính khiến mình cảnh báo các mẹ như vậy, đó là:
1.1. Để đảm bảo dưỡng chất cung cấp cho bé
Bởi sữa trữ đông vừa mới ở ngăn đá ra, vẫn giữ nguyên trạng thái đông đặc, bị đưa vào máy hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C, sẽ làm túi sữa bị tác động một khoảng dao động nhiệt quá lớn.

Hiện tượng này gọi là “sốc nhiệt”, nó nhanh chóng phá hủy những thành phần “vàng” có trong sữa mẹ như vitamin, khoáng chất, enzym và một vài hormone.
Khi đó, sữa vẫn làm no bụng bé nhưng không thể cung cấp đầy đủ và toàn bộ dưỡng chất cần thiết cho bé lớn khôn được.
1.2. Để tiết kiệm thời gian
Nếu một bịch sữa đã được rã đông hoàn toàn cho vào máy hâm sữa thì chỉ mất khoảng 3 – 5 phút là bé có ngay bình sữa ấm nóng để ăn. Nhưng nếu không được rã đông hoàn toàn, quá trình này có thể kéo dài đến 10 – 15 phút hoặc hơn.
Thời gian chờ đợi quá lâu dễ khiến bé đói và khóc nhè, mẹ thêm căng thẳng, mệt mỏi, vậy bạn đã biết lựa chọn nào tốt hơn rồi đúng không?
1.3. Giúp mẹ chủ động hơn
Mình biết có rất nhiều mẹ bận rộn trong việc chăm sóc đứa con mới sinh mà không hề có sự trợ giúp của bất kỳ ai cả. Lúc này, có các máy móc hỗ trợ sẽ giảm bớt phần nào những công việc của mẹ.
Vì thế, mẹ nên chủ động đưa làm sữa rã đông trước thì sẽ đảm bảo giờ ăn của con và cũng không bị rối mọi việc với nhau.
2. Cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa
Cách 1: Rã đông chậm trong vòng 8 – 12 tiếng
Đảm bảo nguyên tắc rã đông hoàn toàn trước khi làm nóng, mẹ chỉ cần bỏ bịch sữa đông xuống ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước.
Đến ngày hôm sau, trước khi bỏ ra thì kiểm tra xem sữa hóa lỏng toàn bộ chưa, lấy tay bóp đều nhẹ nhàng quanh bịch sữa cho các chất hòa quyện.
Sau đó thì trút sữa qua bình ti, cho vào máy hâm sữa rồi bật chế độ làm ấm như bình thường.

Cách này thường được khuyến cáo nhất vì sữa gần như được giữ nguyên thành phần và các chất bổ. Tuy nhiên khá tốn thời gian và mẹ bắt buộc phải chuẩn bị từ sớm.
>> Xem thêm: Đánh giá Máy hâm sữa FATZ có thực sự tốt?
Cách 2: Rã đông trung bình trong khoảng 6 – 8 tiếng
Trường hợp mẹ lấy sữa trữ đông trực tiếp từ tủ lạnh mang ra, thì có thể ngâm vào nước trong bình hâm sữa để bịch sữa tan ra từ từ.
Lưu ý trước khi bịch sữa tan hoàn toàn thì mẹ không được bật máy, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ tan thì khoảng 1 tiếng mẹ thay nước trong bình hâm một lần.
Ngoài ra thì túi trữ đông phải đủ kín, tránh sữa mẹ bị xâm nhiễm bởi nước.
Cách này thì rút ngắn thời gian hơn chút, nhưng cũng mất công và lích kích hơn vì phải thay nước liên tục.
Bên cạnh đó còn có cách rã đông nhanh dưới vòi nước chảy, phù hợp sử dụng khi mẹ quên bỏ sữa ra hoặc bé có cữ ăn đột xuất.
3. Những điều cần chú ý khi dùng máy hâm sữa để rã đông
Cho dù sử dụng phương pháp rã đông nào, thì mẹ cũng phải chú ý những vấn đề sau:
- Kiểm tra máy hâm sữa trước khi dùng: máy có hoạt động hay không, nước trong máy đủ lượng không, nóng hay lạnh
- Thay nước mỗi ngày: điều này đảm bảo vệ sinh trong khi rã đông và hâm sữa
- Xem xét chất lượng túi trữ sữa trước khi rã đông: đảm bảo túi đủ kín và không có lỗ kim châm, tránh nước hoặc vi khuẩn xâm nhập
- Thử nhiệt độ nước phù hợp trước khi rã đông và sau khi hâm nóng sữa cho bé
- Vị trí đặt máy vững chắc, an toàn cho mẹ khi sử dụng và không trong tầm với của bé

Nhìn chung, máy hâm sữa là một trong những loại máy khá đơn giản mà không chỉ mẹ mà ai cũng có thể sử dụng được.
Thế nhưng cách rã đông sữa mẹ bằng máy hâm sữa chính xác thì cần một chút để tâm và thao tác kỹ càng hơn, mẹ nhớ chú ý nha.
Trả lời