Nếu liệt kê những nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh, nằm đầu bảng có lẽ là “sặc sữa”.
Vậy nên mẹ hãy học ngay “Cách xử lý sặc sữa cho trẻ sơ sinh” để có thể phản ứng nhanh bất cứ lúc nào cần thiết nhé!
Nội dung chính
1. Biểu hiện sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là mô tả hiện tượng sữa không đi xuống theo đường thực quản mà tràn lên trên đường thở, gây khó khăn cho trẻ trong quá trình hô hấp.
Tùy theo lượng sữa trào lên mà bé không chỉ khó thở, thậm chí còn bị ngừng thở tạm thời, kéo dài lâu sẽ dẫn đến tím tái và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Sặc sữa rất hay gặp ở các trẻ sinh non thiếu tháng, hay trẻ có đường thở hẹp. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện tại trẻ khỏe mạnh do các lý do như cho ăn sai cách, lượng sữa xuống nhiều, bé khóc trong khi ăn…

Những biểu hiện lâm sàng khi bé có dấu hiệu sặc sữa:
- Ho sặc sụa khi ăn, hoặc khi nằm ngay sau bữa ăn
- Đột ngột ngừng thở, mặt tím dần đi, cánh mũi và bụng không còn phập phồng
- Bé khóc thét lên
- Da bé tái xanh, cơ thể mềm nhũn hoặc cứng bất thường
- Sữa chảy ra ở mũi hoặc ọc mạnh ra miệng
Chỉ cần một trong các dấu hiệu trên, mẹ cần kiểm tra ngay và nhanh chóng tiến hành các bước sơ cứu cho bé.
>> Xem thêm: TOP 12 Sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
2. Cách xử lý sặc sữa cho trẻ sơ sinh
Cực kỳ lưu ý là người cấp cứu cho bé phải thực sự bình tĩnh, tiến hành nhanh – gọn – đúng thao tác trong việc xử lý.
Nếu mẹ không đủ bình tĩnh thì ngay lập tức người thân ở cạnh phải thực hiện ngay.
Các bước phải tiến hành
- Bước 1: Đỡ trẻ nằm sấp trên cánh tay phải, lòng bàn tay giữ chắc lấy phần ngực của trẻ. Lòng bàn tay trái vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ.

- Bước 2: Tiếp tục lật ngửa trẻ lên và quan sát, nếu bé vẫn khó thở, đặt bé trên một mặt phẳng cứng. Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào dưới vùng ngực của bé 5 – 6 cái
- Bước 3: nếu 2 bước trên vẫn chưa có kết quả, nhanh chóng hút sạch sữa ra khỏi đường thở của bé. Bằng cách dùng miệng, hút lần lượt từng bên mũi, sau đó chuyển xuống miệng. Hút thật sạch sữa còn đọng lại.
- Bước 4: Hà hơi thổi ngạt. Kết hợp giữa ấn ngực và thổi hơi vào miệng và mũi trẻ. Liên tục tiến hành cho đến khi trẻ xuất hiện lại nhịp thở
- Bước 5: Nhanh chóng đưa vào cấp cứu để theo dõi diễn biến của trẻ
Nguyên tắc phải đảm bảo
- Cởi bớt quần áo, khăn trẻ đang mặc, chọn vị trí thoáng gió, tránh nhiều người vây quanh
- Thao tác nhanh – gọn – chính xác, loại bỏ tối đa yếu tố thừa
- Tiến hành tuần tự theo hướng dẫn, lặp đi lặp lại
- Thao tác vỗ hay ấn lực tác động vừa phải, không làm tổn thương đến hệ xương non nớt của bé
- Đảm bảo hút sạch sữa trong đường thở, tránh bé hít vào sâu đến phế quản
- Trẻ thở lại cũng không được chủ quan, đưa đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ
3. Cách phòng tránh nguy cơ sặc sữa
Như vậy, nguy cơ sặc sữa đến với bé hầu hết xảy ra trong quá trình bé ti sữa, một vài trường hợp xảy ra khi bé ngủ hoặc nằm lúc vừa ăn xong.
Nhưng “phòng còn hơn tránh”, mẹ nên lưu ý những cách phòng tránh tình huống này gồm có:
Tư thế ăn đúng:
- Đảm bảo lúc bé ăn đầu luôn cao hơn thân, ưu tiên cho bé ăn bế trên tay với các bé non yếu
- Nếu bé bú nằm, nên kê gối hoặc khăn mỏng dưới đầu bé

- Bé ti mẹ trực tiếp thì nên cho nằm nghiêng, ngực của mẹ không che lấp đường thở của bé
Lượng sữa chảy vào phù hợp tốc độ bú nút của bé
- Với bé ti sữa mẹ thì mẹ có thể kẹp chặt đầu ti khi sữa phun mạnh hoặc vắt bớt sữa khi ngực quá căng
- Với bé ti bình: chọn size núm ti phù hợp tháng tuổi của bé, không nên sốt ruột mà cắt to lỗ ti, khiến bé không nuốt kịp sữa
Ợ hơi kỹ cho bé sau ăn:
- Sau khi bé ăn no, không nên đặt nằm ngay mà bế lên tay, nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ để vỗ ợ hơi
- Kiên trì vỗ khoảng 5 – 10 phút hoặc khi nghe thấy tiếng ợ hơi từ bé
- Theo dõi bé trong quá trình nằm sau ăn để nhận biết các dấu hiệu bất thường
Lưu tâm đến các dấu hiệu từ con:
- Không ép bé ăn khi bé khóc, bé ho hoặc nôn trớ
- Khi bé mệt thì mẹ nên chia nhỏ cữ ăn, bổ sung thêm bằng cách đút thìa hoặc bón bằng ống hút
- Trẻ bị đầy bụng dẫn đến chán ăn: mẹ có thể tiến hành các bài mát-xa bụng nhẹ nhàng cho bé hoặc một vài động tác đơn giản
Mẹ hãy nhớ rằng, sặc sữa diễn biến rất nhanh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé.
Nhiệm vụ sống còn của mẹ lúc này là phải thật bình tĩnh, nhanh chóng tiến hành theo các hướng dẫn cách xử lý sặc sữa cho trẻ sơ sinh phía trên.
Lưu và thử thực tập trước để sử dụng khi cần thiết mẹ nha!
Trả lời