Vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho bé nên sữa non được ví như loại kháng thể tự nhiên vô cùng quý giá.
Chính vì vậy đã xuất hiện phong trào vắt sữa non dự trữ được các mẹ bầu lần lượt truyền tai nhau.
Tuy nhiên, các mẹ bầu có nên nặn sữa non khi mang thai hay không? Câu trả lời sẽ được Topchon giải đáp ngay sau đây.
Nội dung chính
1. Mẹ bầu có nên nặn sữa non khi mang thai?
Sữa non cho trẻ sơ sinh dù vô cùng quý giá nhưng các mẹ có nên nặn khi mang thai và lưu trữ hay không? Câu trả lời là không vì có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Chẳng những gây lãng phí sữa non mà còn đem lại nhiều ảnh hưởng xấu cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh.

1.1. Nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ khi sử dụng sữa non dự trữ
Thông thường, sữa non sẽ bắt đầu hình thành từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Nếu các mẹ dự trữ từ đó mà không biết cách bảo quản sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Ví dụ, việc bảo quản chưa đúng cách sẽ khiến sẽ khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Khi trẻ uống vào có thể bị tiêu chảy hay nhiễm trùng đường ruột. Vì cơ thể trẻ sơ sinh chưa thật sự hoàn thiện và hệ miễn dịch còn rất non yếu.
Đáng tiếc hơn chính là điều này không giúp trẻ hấp thụ một cách trọn vẹn những dưỡng chất có trong sữa non.

1.2. Nguy cơ sinh non vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Sữa non chỉ được tiết ra nhiều sau khi sinh. Đây vốn là phản xạ tự nhiên và một phần do được kích thích từ hành động ti của trẻ.
Nếu mẹ cố gắng nặn sữa non trong thời gian mang thai không đúng cách có thể khiến vùng ngực bị tổn thương và dị ứng.
Ngoài ra, khi vùng ngực bị tác động nhiều làm tăng hormone Oxytocin. Đây là nguyên nhân tạo nên các cơn co thắt tử cung. Điều này dẫn đến việc sinh non cho mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

2. Mẹ nên làm gì khi sữa non tiết ra nhiều khi mang thai
Thông thường khi mang thai, sữa non sẽ không tiết ra hoặc tiết ra rất ít. Tuy nhiên, có một số trường hợp sữa non lại tiết ra nhiều gây nên một số bất tiện cho mẹ.
Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên tự ý nặn sữa non nhằm tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà bài viết đã nêu trên.
2.1. Sử dụng miếng lót thấm sữa
Mẹ có thể khắc phục bằng cách dùng miếng lót thấm sữa. Đặc biệt, mẹ đừng quên thường xuyên thay miếng lót nhằm không để vi khuẩn có cơ hội phát triển.

2.2. Dùng áo ngực chuyên dụng
Ngoài biên pháp trên, mẹ có thể “kết thân” với các loại áo ngực chuyên dụng. Giải pháp này cũng sẽ mang lại cho mẹ cảm giác dễ chịu hơn khi sữa non tiết ra nhiều.
Ngoài ra, trường hợp mẹ chưa chuẩn bị được những dụng cụ chuyên dụng này thì có thể dùng bông lót để giữ cho bầu ngực được sạch sẽ và thông thoáng.
Có nên nặn sữa non khi mang thai hay không? Đây thực sự là việc làm không cần thiết.
Vì những hậu quả mà việc làm này mang lại có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Mặc dù sữa non thật sự quý giá nhưng các mẹ đừng quên sử dụng đúng cách nhé.
Trả lời