Trẻ sơ sinh khi chưa rụng rốn cần được chăm sóc đặc biệt hơn, nhất là trong khi tắm và thay bỉm. Dưới đây là cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn mà mẹ có thể an tâm áp dụng.
Nội dung chính
1. Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có khác biệt gì chăng?
Như các mẹ đã biêt, trẻ sơ sinh luôn có một đoạn cuống rốn dài khoảng 2-3 cm. Cuống rốn này sẽ tự động rụng sau khoảng 7-20 ngày, kể từ ngày bé chào đời.
Một trong những nguyên tắc đặc biệt quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là vùng rốn của con phải luôn được giữ khô ráo, để đảm bảo vi khuẩn không có điều kiện phát triển.

Nếu để xảy ra nhiễm trùng cuống rốn sẽ rất nguy hiểm. Do vậy, trong giai đoạn trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, các mẹ phải rất cẩn thận khi đóng bỉm cho trẻ.
Xét về quy trình đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng tương tự như quy trình đóng bỉm thông thường và thực hiện thêm một số hướng dẫn đặc biệt.
>> Các mẹ cũng quan tâm:
2. Hướng dẫn mẹ cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn khoa học nhất
2.1. Bước 1: Chuẩn bị đồ đầy đủ những đồ cần dùng khi thay bỉm cho trẻ
Với trẻ sơ sinh, khi thay bỉm chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các món sau:
– Bỉm sạch
– Tấm vải lót
– Khăn sạch
– Nước ấm
– Khăn giấy
– Phấn rôm hoặc kem chống hăm.
2.2. Bước 2: Cởi bỏ bỉm cũ
Mẹ hãy bóc miếng dán bỉm cũ, nhấc nhẹ mông của con lên rồi rút bỉm cũ ra. Tiếp đến, mẹ hãy dùng tấm lót để tiếp tục vệ sinh cho con.
Hoặc mẹ có thể sử dụng chính bỉm cũ làm tấm lót để vệ sinh cho con bằng cách, gập miếng bỉm cũ từ trước ra sau như hình hướng dẫn bên dưới.

2.3. Bước 3: Dùng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh cho con
Với những trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ cần dùng gạc ý tế thấm nước ấm tay để lau sạch vùng rốn cho trẻ. Rồi lấy khăn sạch thấm khô.
Đối với bé gái, mẹ tiếp tục dùng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh vùng kín và hậu môn cho con. Sau đó, vệ sinh tiếp các kẽ bẹn, nếp gấp ở đùi con. Rồi mẹ nâng chân con lên và lau sạch phần mông. Dùng khăn mềm khô để lau lại cho con một lần nữa.
Đối với bé trai, mẹ hãy dùng khăn phủ lên vùng kín của con, để tránh con tè bắn lên mặt. Rồi vệ sinh tương tự như đối với bé gái.
Mách nhỏ: Khi vệ sinh cho con, mẹ nên tuân theo nguyên tắc lau từ trước ra sau và lau từ vùng sạch nhất đến các vùng khác để ngăn ngừa vi khuẩn.
2.4. Bước 4: Đóng bỉm mới cho con
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ cho con, mẹ nên để để da bé trần khoảng 3-5 phút. Sau đó mới bóc bỉm mới, nhẹ nhàng nhấc 2 chân của con lên rồi luồn bỉm mới vào từ dưới mông.

Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp thật kỹ rồi hãy đóng bỉm.
Khi đóng bỉm mẹ hãy bẻ gập phần lưng của bỉm xuống dưới rốn để vùng quanh rốn được thông thoáng và giúp rốn nhanh khô hơn.
3. Một số điểm mẹ cần ghi nhớ khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh
– Trước và sau khi thực hiện quy trình đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn mẹ hãy chú ý rửa tay thật sạch và lau tay thật khô.
– Mỗi khi đóng bỉm cho con, mẹ hãy luôn chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng và sắp xếp sao cho mẹ dễ lấy nhất.
– Trong khoảng thời gian mẹ để bé ở truồng để tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh, mẹ nên mặc áo cho con để tránh các bệnh về hô hấp.
– Đặc biệt, mẹ luôn tuân thủ nguyên tắc không dùng tay để chạm vào cuống rốn của con.
Bên cạnh việc thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như vừa nêu trên. Mẹ cũng nên chú ý đến các hướng dẫn khác mà bác sĩ hoặc điều dưỡng chuyên khoa đã đề nghị (nếu có).
Trả lời