Với những cách trị hăm háng cho bé được chia sẻ ngay trong bài viết này sẽ giúp mẹ khỏi đau đầu lo nghĩ cách phòng chữa hăm cho bé yêu nhà mình. Còn bé thì có thể yên tâm ăn ngon, ngủ ngoan và phát triển bình thường. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé.
Nội dung chính
Nguyên nhân hăm háng ở bé
Hăm háng là một dạng hăm tã ở trẻ em thường thấy và kể cả người lớn cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Mẹ có thể nhận biết được tình trạng này khi thấy vùng da quanh háng bị nổi mụn nhỏ màu đỏ, da có thể bị phồng nhe.
Khi bị hăm háng bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thường quấy khóc.
Nguyên nhân gây nên tình trạng hăm háng ở trẻ cũng có khá nhiều và đây là những nguyên nhân chính:
- Mặc tã/bỉm thường xuyên: Khi trẻ còn nhỏ thường xuyên phải mặc tã bỉm thường xuyên. Bé đi vệ sinh ngay trong bỉm. Do đó vùng da mặc bỉm thường xuyên phải tiếp xúc với phân, nước tiểu – những chất bẩn gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé.
Đây cũng chính là môi trường xuất hiện vi khuẩn, nấm men khiến cho bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn đỏ. Có đến 50% bé bị hăm háng vì nguyên nhân này
- Mặc bỉm kém chất lượng: Làn da của bé cực kỳ mỏng manh. Đặc biệt là vùng mông, vùng háng. Nếu mặc phải chiếc bỉm quá chật hoặc bỉm kém chất lượng, độ co giãn thấp và khả năng thấm hút không tốt thì bé rất dễ bị hăm.
- Sử dụng khăn ướt, phấn rôm không đúng cách: Sử dụng phấn rôm quá nhiều gây bí tắc lỗ chân lông. Còn sử dụng khăn ướt không an toàn, có chất tạo mùi gây kích ứng cho làn da của bé.

[Mách mẹ] 3 Cách trị hăm háng cho bé
Nếu tình trạng hăm háng kéo dài thì bé có nguy cơ mắc những bệnh nặng hơn là nổi mẩn đỏ thông thường. Có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, viêm đường tiết niệu.
Bé bị ngứa ngáy thường xuyên quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc khiến sức khỏe giảm sút.
Do đó mẹ cần phòng chống tình trạng hăm háng. Hoặc nếu đã bị rồi thì nên tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt nhé.
Hiện nay có rất nhiều bà mẹ truyền tai nhau về cách trị hăm háng cho bé ngay tại nhà.
Tuy nhiên cách nào có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho bé?

Dưới đây là 3 cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tin tưởng áp dụng:
1. Cách trị hăm háng cho bé bằng lá trầu
Trị hăm háng cho bé bằng lá trầu là một trong những mẹo dân gian trị hăm cho trẻ được lưu truyền và vẫn được tin dùng cho đến tận ngày nay.
Lá trầu không được xem như một loại “thần dược” giúp mẹ điều trị hăm háng cho bé ngay tại nhà khá hiệu quả.
Trầu không là một loại lá được sử dụng như một vị thuốc có tính ấm và có vị cay nắng.
Loại lá này được nghiên cứu có khả năng loại trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và đặc biệt là sát trùng, loại bỏ vi khuẩn cũng như ký sinh trùng.

Tương tự như cách trị hăm háng ở người lớn bằng lá trầu không, mẹ cũng có thể áp dụng cho bé theo các bước sau:
Bước 1: Chọn khoảng 3-4 lá trầu không cho mỗi lần điều trị. Mẹ hãy chọn những lá trầu không xanh, sạch, không bị héo úa, không bị sâu
Bước 2: Rửa sạch lá trầu không bằng nước lạnh rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút
Bước 3: Cho lá trầu không vào nồi sạch, thêm 1 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút
Bước 4: Đợi nước nguội là mẹ có thể sử dụng rồi. Rửa sạch vùng háng cho bé rồi dùng khăn chấm vào nước và thoa lên vùng háng bị hăm của bé. Mỗi ngày cần thoa khoảng 3-4 lần.
Hiệu quả của phương pháp sử dụng lá trầu không chữa hăm cho bé là từ khoảng 4 ngày đến 1 tuần tùy vào tình trạng hăm cũng như cơ địa của từng bé.
2. Cách trị hăm háng từ dầu dừa
Tiếp tục là một cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà với nguyên liệu tự nhiên mà mẹ có thể áp dụng.
Dầu dừa có đặc tính kháng viêm, có khả năng làm dịu da. Nó cũng có khả năng trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Chính vì vậy, dầu dừa cũng được các bà mẹ tận dụng để trị hăm háng cho bé.
Dầu dừa được sử dụng để trị hăm theo nhiều cách khác nhau như thoa trực tiếp lên da, kết hợp với tinh dầu oải hương hay kết hợp với kem trị hăm.
Tuy nhiên cách được nhiều bà mẹ dùng nhất chính là thoa trực tiếp lên da. Cụ thể cách thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch da của bé cùng với nước ấm. Sau đó dùng khăn bông để nhẹ nhàng thấm khô da
Bước 2: Hâm nóng dầu dừa bằng cách cho vào lò vi sóng khoảng 10 giây. Mỗi lần thoa mẹ lấy khoảng 2 muỗng canh là được. Có thể linh động điều chỉnh nhiều hoặc ít hơn tùy vào vùng da bị hăm của bé.
Bước 3: Thoa dầu dừa lên da. Vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng lên da để dầu dừa thấm vào da nhanh chóng hơn. Khoảng 15 phút sau là mẹ có thể mặc bỉm cho bé được rồi.
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng làn da một số bé không thể sử dụng được dầu dừa, có thể bị nổi mẩn ngứa.
Do đó trong quá trình sử dụng, mẹ nhớ quan sát và theo dõi nhé.
Và nếu muốn có dầu dừa an toàn nhất, mẹ có thể tự điều chế dầu dừa, cũng không quá khó đâu nhưng hơi tốn chút thời gian.

3. Dùng Kem trị hăm cho bé
Cả lá trầu không và dầu dừa đều là những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, giá thành cũng không đắt.
Do đó mẹ có thể dễ dàng tìm mua để điều trị. Tuy nhiên lại mất chút thời gian để điều chế thuốc từ những nguyên liệu này.
So với việc sử dụng các mẹo dân gian ở trên thì mình lại thích sử dụng những loại kem chống hăm được bày bán trên thị trường hơn.
Nhanh gọn, tiện lợi, có thể sử dụng bất cứ khi nào muốn mà giá thành cũng không quá đắt.
Bị hăm háng bôi thuốc gì? Trong quá trình trị hăm cho bé thì mình thích nhất là kem chống hăm Bepanthen của Đức.

Kem có kết cấu dạng mỡ nên có rất nhiều dưỡng chất. Đặc biệt trong số đó là hoạt chất Dexpanthenol.
Hoạt chất này có khả năng thấm sâu vào bên trong, tái tạo làn da mới đồng thời tạo độ thoáng trên da.
Không chỉ có khả năng chống hăm, ngăn chặn hăm quay trở lại, kem này còn có thể sử dụng để điều trị hăm nhanh chóng.
Ngoài ra còn được làm từ những thành phần tự nhiên như sáp ong trắng, mỡ cừu, lượng lớn nước tinh khiết,. Protein X,….Và hơn hết nó không chứa Corticoid nên an toàn với làn da mỏng manh của bé.
Kem được thiết kế dạng tuýp cứng, có thể bảo vệ lượng kem bên trong đồng thời việc lấy kem cũng khá đơn giản.
Chỉ cần bóp nhẹ là có thể lấy được lượng kem cần dùng.
Tuy kết cấu kem có thể gây nhờn rít nếu dùng quá nhiều.
Nhưng nó lại có mùi hương dễ chịu và thật sự rất tiện lợi. Mình dùng để thoa cho bé trước khi bé mặc tã mới.
Chỉ việc nặn kem và thoa thôi. Dù đi đâu cũng có thể mang theo và sử dụng. Không cần tốn nhiều thời gian điều chế như các liệu pháp dân gian.

Các mẹ có thể so sánh giá để mua sản phẩm tại các địa chỉ uy tín mình gợi ý sau đây nhé
Xem giá bán tốt nhất tại SHOPEE
Xem giá bán tốt nhất tại SENDO
Xem giá bán tốt nhất tại LAZADA
Về hiệu quả thì mình thấy da bé mềm mịn hơn hẳn sau khi thoa thuốc trị hăm ở trẻ sơ sinh Bepanthen.
Tình trạng hăm được cải thiện sau 1 tuần sử dụng. Và yên tâm hơn khi không xuất hiện vùng hăm mới.
Lời kết
Giờ thì mẹ đã biết cách trị hăm háng cho bé ngay tại nhà rồi đúng không nào. Không quá khó nên mẹ hãy thử áp dụng theo để thấy ngay hiệu quả nhé.
Chúc bé luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn!
Trả lời