Khi bé bắt đầu đến độ tuổi ăn dặm, bà mẹ nào cũng băn khoăn thắc mắc là nên cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo.
Topchon.com sẽ giải đáp cụ thể về thắc mắc này trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Nội dung chính
1. Nên cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo?
Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, bột ăn dặm hay cháo đều tốt, đều nên cho bé ăn trong giai đoạn ăn dặm.
Bột ăn dặm tốt như thế nào?
Bột ăn dặm cho bé đáp ứng được nguyên tắc “lỏng trước – đặc sau” bởi ở dạng bột nghiền mịn, chứa 42 – 45% là sữa bột. Vì vậy khi bé bắt đầu làm quen với ăn dặm, nếu mẹ cho bé ăn bột ăn dặm thì bé dễ dàng tiếp nhận và tiêu hóa tốt, hấp thu được, không xảy ra phản ứng gì.
Hơn nữa, bột ăn dặm còn được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu của bé theo từng giai đoạn, cung cấp đầy đủ được các dưỡng chất thiết yếu.
Cho bé ăn bột ăn dặm kết hợp các cữ bú mẹ thường xuyên trong ngày sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, không lo bé thiếu chất.

>> Xem thêm:
Còn cháo ăn dặm thì sao?
Cháo cũng là một món ăn dặm mà nhiều bà mẹ sử dụng cho bé yêu, đặc biệt là những bà mẹ chăm con kiểu Nhật.
Cháo được nấu từ gạo tẻ kết hợp với các loại thịt động vật và rau củ quả,… Khá phù hợp với bé vì mềm mịn dễ ăn, có vị ngọt đậm đà và giàu dinh dưỡng, thích hợp để làm thức ăn bổ sung cho sự phát triển của bé giai đoạn này.
Cháo còn có ưu điểm là dễ điều chỉnh thành phần và hương vị theo sở thích của bé. Bé không bị ngán, tránh được tình trạng biếng ăn thường gặp khi cho bé ăn dặm.

Tóm lại, bột ăn dặm hay cháo cũng đều tốt cho nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu cứ ăn mãi một món sẽ khiến bé trở nên ngán, biếng ăn và không có cơ hội thưởng thức hết mùi vị của các loại thực phẩm và dễ bị suy dinh dưỡng.
Tốt nhất, mẹ hãy kết hợp cả bột ăn dặm và cháo, đa dạng và cân đối thực đơn hằng ngày để tăng sự thích thú cho bé và đảm bảo nguồn dinh dưỡng hằng ngày.

2. Các lưu ý mẹ cần biết khi cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo
Dù cho bé ăn bột ăn dặm hay ăn cháo thì mẹ cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề dưới đây:
- Đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính, đó là: Đạm động vật (thịt lợn, thịt gà, thịt bò..). Đạm từ thực vật (có trong đậu nành, rau xanh, đậu đen…). Chất béo (dầu mỡ từ thực vật và động vật, bơ); Rau xanh (rau mồng tơi, cải xanh, súp lơ, rau ngót, rau rền, cà rốt, bí ngô…); hoa quả tươi (táo, chuối, cam, xoài, hồng xiêm…).
- Khi bé được 7 – 8 tháng tuổi trở đi thì mẹ mới bắt đầu cho bé ăn hải sản. Theo dõi phản ứng của trẻ để can thiệp kịp thời nếu có dị ứng.
- Nước hầm xương nhiều mẹ cho rằng giàu dinh dưỡng, tuy nhiên trên thực tế thì nó chỉ có vị ngọt chứ không hề mang lại dinh dưỡng gì, đồng thời lại dễ khiến bé bị tiêu chảy sau khi ăn.
- Nếu sử dụng bột ăn dặm hay cháo chế biến sẵn bán trên thị trường thì mẹ phải chọn mua loại rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, thành phần cũng như hạn sử dụng,…
- Đối với bột ăn dặm hay cháo tự nấu thì chỉ nên nấu bữa nào ăn hết bữa đó, lần sau lại nấu tiếp, tránh nấu 1 lần cho bé ăn cả ngày.
- Nên cho bé ăn đủ bữa, ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và ăn đa dạng, phong phú bằng cách thay đổi thực đơn thay đổi hương vị để bé không bị ngán.
- Nếu bé phản đối việc ăn dặm thì hãy ngưng 5 – 7 ngày sau đó bắt đầu lại, tránh tình trạng bé bị căng thẳng trong ăn dặm.
- Cho bé uống nước sau mỗi bữa ăn, phòng ngừa vấn đề táo bón thường gặp khi bé bắt đầu ăn dặm.
- Đồng thời mẹ đừng quên cho bé bú mẹ lâu nhất có thể để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.

Lời kết
Đối với việc nên cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ nên khéo léo, kết hợp cả 2 để bé yêu được làm quen với nhiều loại thực phẩm. Từ đó đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu, phát triển khỏe mạnh và đồng đều trong những năm tháng đầu đời.
Cuối cùng, hy vọng những chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc, xây dựng thực đơn phù hợp với bé yêu.
Chúc bé yêu của mẹ mau ăn chóng lớn!
Trả lời