Từ 6 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng cao trong khi đó lượng sữa mẹ tiết ra ngày càng giảm. Lúc này bé cần được bắt đầu làm quen với việc ăn dặm.
Vậy nên sử dụng loại bột ăn dặm nào cho bé? Nên mua bột ăn dặm hay tự nấu?
Nội dung chính
1. Bột ăn dặm mua được chế biến sẵn là gì?
Không khó để các bà mẹ bỉm sữa chúng ta tìm mua được những loại bột ăn dặm chế biến sẵn trên thị trường.
Loại bột này còn được gọi là bột ăn dặm ăn liền, nghiên cứu dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại.
Thành phần của mỗi loại sẽ khác nhau nhưng sẽ đều bao gồm tinh bột, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt có chứa từ 42 – 45% sữa bột.
Ưu điểm là tiện lợi dễ pha chế, đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng hộp sạch sẽ và bảo quản được trong thời gian lâu.
Nhược điểm là có chứa chất bảo quản, chi phí cao và ngoài ra một số loại còn chứa thành phần không phù hợp với khẩu vị của trẻ, gây dị ứng cho trẻ.

2. Bột ăn dặm tự nấu là gì?
Bột ăn dặm tự nấu là loại bột do các mẹ tự chọn lựa nguyên liệu, pha trộn theo tỷ lệ và mang đi nấu cho bé ăn.
Bột được nấu từ các nguyên liệu quen thuộc như gạo, nếp, bắp, các loại hạt, rau củ quả,…
Ưu điểm là nguồn nguyên liệu được chọn lọc kỹ lưỡng, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của bé. Thành phần không có chất bảo quản hay bất kỳ chất độc hại nào khác.
Nhược điểm là do mẹ tự nấu nên nguồn dinh dưỡng hạn hẹp, chủ yếu là tinh bột, ít các các vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, selen, K,… Quá trình tự nấu bột cũng tốn nhiều thời gian công sức và không bảo quản được lâu.

3. Nên mua bột ăn dặm hay tự nấu?
Mỗi loại bột đều có những ưu nhược điểm riêng nhất định.
Tuy nhiên trong đó theo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ vẫn nên tự nấu bột ăn dặm cho bé.
Không có gì tuyệt vời hơn việc tự tay nấu các món bột ăn dặm cho bé mỗi ngày. Việc làm này có rất nhiều lợi ích thực tế như:
- Biết chính xác loại thực phẩm mà trẻ ăn từ đó xác định được khẩu vị/sở thích của bé cũng như nguyên nhân bé dị ứng/biếng ăn. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp mẹ xây dựng được thực đơn đa dạng, đầy đủ chất cho bé.
- Đảm bảo được nguồn nguyên liệu sạch và an toàn khi có thể tự tay chọn các loại thực phẩm.
- Tập được thói quen cho bé ăn các món ăn giống với bữa ăn của gia đình
- Tiết kiệm được nhiều chi phí hơn
Nói chung, tự nấu bột ăn dặm cho bé là một việc làm không quá khó khăn nhưng cũng chẳng phải dễ dàng, nhất là đối với các bà mẹ bận rộn.
Thế nhưng nếu biết cách quản lý, sắp xếp thời gian và dành trọn sự yêu thương chăm sóc từng bữa ăn của mẹ, mẹ chắc chắn sẽ đảm bảo được chất lượng các bữa ăn, giúp bé phát triển khỏe mạnh, vui vẻ.

>> Xem thêm:
4. Một số lưu ý cần biết khi tập cho bé ăn dặm
- Tránh các loại bột có chứa các thành phần dễ gây dị ứng cho trẻ như sữa bò, trứng, hải sản, đậu nành, thực phẩm có gluten như lúa mì, lúa mạch,…
- Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm với một loại thực phẩm mới nào, các mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi các biểu hiện dị ứng có xuất hiện hay không để can thiệp kịp thời.
- Đối với bột ăn dặm mua đã được chế biến sẵn thì mẹ nên chọn loại được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng như Hipp, Heinz, Gerber, Cerelac hay Vinamilk,…Chú ý đến hạn sử dụng in trên bao bì.
- Chọn bột phù hợp độ tuổi của bé để bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thu và được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn phát triển.
- Bỏ đi những thức ăn thừa của bé, không hâm nóng và tiếp tục sử dụng chúng. Nước bọt lẫn trong thức ăn cũ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến ôi thiu khiến bé bị tiêu chảy và ngộ độc.

Lời kết
Ăn dặm cùng bé chắc chắn không phải là một hành trình dễ dàng. Đặc biệt là khi mẹ muốn tự nấu bột ăn dặm, mang đến cho bé những gì tốt đẹp nhất của tình mẹ thiêng liêng.
Nếu không có nhiều thời gian, mẹ đừng quên cho bé dùng xen kẽ với bột ăn dặm mua đã được chế biến sẵn. Như vậy mẹ sẽ tiện lợi dễ dàng hơn đồng thời cân đối đủ các chất dinh dưỡng bổ sung cho bé trong giai đoạn này.
Trả lời