Có nhiều mẹ cảm thấy tiếc khi bé ti không hết lượng sữa mẹ đã bỏ ra làm nóng, nên muốn xin tư vấn cách để bảo quản sữa mẹ sau khi hâm.
Có mẹ thì thắc mắc sữa hâm rồi có để tủ lạnh được không hay việc hâm đi hâm lại sữa liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Nếu mẹ cũng chung những thắc mắc phía trên, cùng tìm hiểu ngay những thông tin sau nào!
Nội dung chính
1. Hâm sữa có khiến sữa mẹ bị mất chất không?
Nhiều mẹ lo lắng rằng, dùng nhiệt tác động lên sữa mẹ gây nguy cơ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, biến đổi thành chất không tốt, ảnh hưởng đến bé.
Nhưng nếu tiến hành hâm sữa đúng cách, nhiệt độ chỉ duy trì trong khoảng 37 – 40 độ C – ngang với nhiệt độ sữa trong cơ thể mẹ.
Như vậy, những điều quý giá trong sữa mẹ vẫn được bảo toàn trọn vẹn và trao đến cho bé những dòng sữa ngọt lành như đang ti trực tiếp.

Hơn nữa, sữa mẹ sau khi rã đông hoặc sữa mẹ vắt ra để ở môi trường bên ngoài chỉ đạt nhiệt độ khoảng 25 – 30 độ C, một số bé vẫn có thể ti loại “sữa nguội” này.
Nhưng một số bé lại chỉ thích ti “sữa ấm”, việc hâm sữa sẽ kích thích lượng ăn của bé tăng lên, đảm bảo hơn cho đường ruột của con.
>> Xem thêm:
2. Sữa hâm rồi có để tủ lạnh được không
Căn cứ vào lời khuyên của các bác sĩ sản nhi, đa phần đều đưa ra khuyến cáo “sữa mẹ chỉ nên được hâm duy nhất một lần, và sử dụng trong vòng 1 giờ kể từ lúc hâm”.
Nghĩa là trên lý thuyết, sữa đã hâm rồi, kể cả bé chưa ăn hay đã ăn, chỉ để tại nhiệt độ phòng trong vòng 1 giờ là bỏ, không tiến hành hâm đi hâm lại, cũng không được cất lại vào tủ lạnh.

Thế nhưng, nhiều trường hợp bé bỏ bữa, nếu đổ đi cả một bình sữa chưa sử dụng thì khá là lãng phí, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách:
- Để sữa đã hâm nguội về nhiệt độ phòng
- Chuyển vào ngăn mát tủ lạnh, nắp bình đảm bảo kín
- Đến giờ ăn tiếp theo lấy ra, tiến hành hâm lại sữa.
>> Xem thêm: Đánh giá Máy hâm sữa FATZ có thực sự tốt?
Lưu ý là việc để sữa hâm rồi vào tủ lạnh chỉ áp dụng được với các bình sữa chưa ti, bé có đường ruột khỏe và không xuất hiện các dấu hiệu lạ trên sữa.
Nếu sữa có các dấu hiệu sau thì mẹ không nên tiếc mà ảnh hưởng đến con: có mùi khác biệt, đổi màu, nổi bọt khí không tan, mẹ uống thử có vị chua.
Đặc biệt, tuyệt đối không cho sữa đã hâm vào ngăn đông tủ lạnh. Việc trữ đông sữa đã hâm không mang giá trị tốt trong việc sử dụng sữa mẹ cho con.
>> Xem thêm:
3. Vậy sữa đã hâm rồi nên để ở đâu?
Vậy nếu không để vào tủ lạnh, thì sữa hâm rồi có thể để ở đâu?
Để trong máy hâm sữa hoặc cốc nước ấm:
Nếu sử dụng trong vòng 1 tiếng thì mẹ có thể để nguyên sữa trong máy hâm hoặc cốc nước ấm, khi bé đói thì có sữa dùng ngay, phương án này khá là tiện lợi
Tuy nhiên quá thời gian trên thì không nên vì môi trường sữa ấm giúp vi khuẩn phát triển nhanh, sữa dễ bị hỏng.

Để ở môi trường bên ngoài:
Mẹ cũng có thể nhấc sữa ra và để nguội về nhiệt độ phòng, đến cữ lại bỏ máy hâm hâm lại cho bé.
Với cách làm này thì có thể để sữa tới khoảng 2 tiếng đồng hồ nếu phòng mát, nhưng phải kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho bé ti.
Uống luôn sữa đã hâm:
Bên cạnh đó, nếu mẹ không muốn để sữa đã hâm vào tủ lạnh thì có thể uống hết hoặc cho bé lớn hơn uống. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng sạch và phù hợp với tất cả mọi người mà.
Dù câu trả lời cho “sữa hâm rồi có để tủ lạnh được không” là không nên để thì mẹ cũng có vài gợi ý cho việc tận dụng sữa đã hâm rồi nha. Chúc mẹ luôn duy trì được nguồn sữa mẹ khỏe và sạch để cho bé yêu nguồn dinh dưỡng đầu đời đáng quý nhất!
Trả lời