Nhiều mẹ có thói quen cứ để bình sữa trong máy hâm sữa cho đến khi con ăn thì mới nhấc ra, nhưng liệu cách làm này có tốt không?
Câu trả lời sẽ có trong bài viết “Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?”. Ngoài ra, xin chia sẻ cùng mẹ cách bảo quản sữa sau khi hâm để bé có thể sử dụng được nhé.
Nội dung chính
1. Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?
Về mốc thời gian để đảm bảo cho sữa mẹ được an toàn, đảm bảo độ tươi ngon và tốt cho bé thì bạn nên biết có một vài mốc sau:
- Sữa mẹ vừa vắt xong, để tại nhiệt độ phòng: duy trì được tối đa 4 tiếng
- Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát, trong túi hoặc bình trữ sữa: không quá 1 ngày
- Sữa mẹ trữ đông ngăn đá, không để lẫn với các thực phẩm khác: có thể đến nửa năm, nhưng dùng tốt nhất trong 3 – 4 tháng
Các loại sữa mẹ bình thường, chưa qua hâm nóng thì có thể để được lâu vậy, thế nhưng, sữa mẹ hâm nóng chỉ để được tối đa 1 tiếng trong máy hâm sữa.
Còn nếu chuyển qua nhiệt độ phòng thì có thể lên đến 2 tiếng, không nên để quá thời gian trên.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia dinh dưỡng về sữa mẹ cho biết lý do:
- Sữa khi ở trong cơ thể người mẹ là hoàn toàn vô trùng, cũng như thành phần dinh dưỡng được đảm bảo 100%
- Sau khi vắt ra, độ sạch của sữa được đảm bảo nếu dụng cụ vắt và trữ được khử trùng. Tương tự với lượng chất trong sữa tiếp tục duy trì nếu bảo quản đúng cách
- Sau khi rã đông và hâm sữa theo đúng trình tự xong, sữa mẹ cho bé hấp thu lúc này là tốt nhất
- Nhưng nếu tiến hành hâm lại lượng sữa còn thừa, vừa mất đi nhiều chất dinh dưỡng, vừa dễ bị nhiễm khuẩn vì để ở ngoài môi trường quá lâu.
Thế nên, khuyến khích sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ, tránh tối đa việc hâm đi hâm lại.
>> Xem thêm: Đánh giá Máy hâm sữa FATZ có thực sự tốt?
2. Sau khi hâm xong thì bảo quản sữa thế nào?
Tuy nhiên, trên thực tế thì cũng có những cữ ăn, mẹ đã cho sữa vào bình hâm rồi mà bé lại ngủ quên hoặc bỏ bữa, lúc này bỏ sữa đi thì thật đáng tiếc.
Mẹ có thể sử dụng một biện pháp tạm thời là nhấc sữa ra khỏi máy hâm sữa, để bình sữa nguội hoàn toàn về nhiệt độ phòng.
Sau đó thì nắp kín, để vào ngăn mát tủ lạnh. Đến cữ ăn sau của bé lại lấy ra, cho vào máy hâm sữa và tiến hành như bình thường.

Có một lưu ý nhỏ là cách làm này chỉ vì mục đích đỡ lãng phí sữa mẹ đã vắt ra, còn chất dinh dưỡng thì sẽ không đảm bảo được bằng sữa chỉ hâm 1 lần duy nhất đâu nha.
Ngoài ra thì cách này chỉ áp dụng với sữa mẹ chưa được bé ti, còn là sữa thừa thì mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn lại, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của con.
Đặc biệt không thể tiến hành trữ đông lại sữa đã hâm nóng, bởi như thế thì sữa mẹ sẽ chẳng còn bổ dưỡng một chút nào hết.
3. Cách tận dụng sữa mẹ sau khi hâm
Trên một số diễn đàn nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ còn truyền tai nhau một số cách tận dụng sữa mẹ khá thú vị, bạn có thể áp dụng để tận dụng sữa mẹ đã hâm nóng xem sao:
- Cho bé lớn hơn uống: nếu nhà có anh chị lớn hơn bé thì có thể nhờ con uống sữa đã hâm nóng mà bạn bé không ăn. Sữa mẹ luôn là thức quà bổ dưỡng nhất cho con mà
- Mẹ dùng để làm đẹp: các típ làm đẹp từ sữa mẹ có rất nhiều như: bôi trực tiếp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da, để thành viên đá đông dùng mát-xa thu nhỏ lỗ chân lông…Chỉ cần lưu ý rửa mặt sạch sau khi đắp để không bị nổi mụn
- Tưới cây: mẹ có thể pha loãng ra với nước sạch để tưới cây, tưới rau. Cách này cung cấp dưỡng chất tự nhiên cho cây cối.

Vậy mẹ hãy nhớ con số thời gian tối ưu là một giờ cho việc Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu nhé. Sau khoảng thời gian trên, nếu vẫn còn muốn sử dụng lại thì mẹ nên tham khảo các phương án khác, tránh áp dụng sai cách mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu nhà mình.
Trả lời