Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, để bé ăn ngon, đủ chất, tiêu hóa và hấp thu tốt thì mẹ nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi khoa học nhất được chia sẻ dưới đây.
Nội dung chính
1. Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Hệ tiêu hóa của bé cũng phát triển hơn nên mẹ cần lưu ý xây dựng thực đơn ăn dặm riêng cho từng giai đoạn.
#1. Thực đơn ăn dặm bé cho 5 tháng tuổi
5 tháng tuổi là thời điểm bé khởi động ăn dặm, mẹ nên nấu bột hoặc cháo loãng xay nhuyễn để bé tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ.
Muối không tốt cho thận của bé ở độ tuổi này, vì vậy mẹ không cần nêm muối. Thông thường vị nước dashi và nước rau luộc là đủ hương vị cho bé rồi.
Khi chế biến các nguyên liệu đi kèm với bột và cháo thì mẹ lưu ý phải làm cho thức ăn của bé mềm, mịn để dễ nuốt. Giai đoạn này bé chủ yếu tập làm quen với thức ăn và phản xạ với cơ miệng để nuốt thức ăn, do vậy các mẹ không nên ép ăn nếu bé không muốn.
Món ăn |
Nguyên liệu |
Cách chế biến |
Cháo bí đỏ | – 5 – 10g bột mịn hoặc cháo xay nhuyễn
– 5g bí đỏ hấp chín – 20 – 30ml nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi |
Bí đỏ rây mịn rồi trộn với bột mịn/cháo xay thành hỗn hợp.
Pha thêm nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi để thành hỗn hợp loãng, mịn rồi cho bé ăn. |
Súp khoai tây | – 5g khoai tây hấp chín
– 20 – 30ml nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi |
Khoai tây rây mịn sau đó trộn với nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi thành hỗn hợp súp loãng. |
Cà rốt sữa công thức | – 15 – 20g cà rốt hấp chín
– 15g sữa công thức |
Cà rốt nghiền nhuyễn và lọc qua rây
Sữa công thức pha theo đúng tỷ lệ Trộn khoai tây nghiền với sữa công thức thành hỗn hợp loãng, mịn đồng nhất. |

>> Xem thêm: TOP 6+ Bột ăn dặm cho bé 5 tháng, 6 tháng tuổi tốt nhất
#2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi được 6 tháng tuổi, nhiều bé mới bắt đầu ăn dặm.
Tuy nhiên nếu bé của mẹ đã ăn dặm từ 5 tháng tuổi thì ở tháng thứ 6 này sẽ có thể ăn kèm thêm các loại rau củ dễ tiêu hóa như rau mồng tơi, rau đay,…
Một số loại hải sản như cá thu, tôm cua, bạch tuộc, ốc hay thịt, sữa bò,…. vẫn chưa được cho bé ăn vì rất dễ gây dị ứng cho bé.
Đối với những bé không chịu ăn thì mẹ cũng không nên ép bé ăn. Hãy ngưng khoảng 2 đến 3 ngày rồi chế biến món ăn khác mềm hơn và thử cho bé ăn lại.
Món ăn | Nguyên liệu | Cách chế biến |
Cải bó xôi với khoai lang nghiền | – 1 chiếc lá cải bó xôi, cắt nhỏ và luộc chín
– 1 củ khoai lang, gọt vỏ và luộc chín – 20 – 30ml nước luộc rau cải bó xôi trước đó |
Khoai lang đem nghiền nhuyễn
Cải bó xôi thì cho vào máy xay nhuyễn, rây qua lọc để loại bỏ phần xơ Cho 2 nguyên liệu vào chén nhỏ rồi trộn đều thêm nước luộc rau vào thành hỗn hợp sánh mịn cho bé ăn. |
Bơ nghiền sữa công thức | – 1 quả bơ chín, bóc vỏ, tách lấy phần thịt bơ và cắt nhỏ
– 15g sữa công thức |
Bơ đem cho vào máy xay nhuyễn
Sữa công thức pha theo đúng tỷ lệ rồi trộn với bơ đến khi sánh mịn. |
Cháo khoai sọ, phô mai, cải bó xôi nghiền và dầu olive | – 5g khoai sọ luộc chín
– 1 miếng phô mai – 2 lá cải bó xôi, rửa sạch, cắt nhỏ và luộc chín. – 1 thìa dầu olive – 5 – 10g cháo |
Cải bó xôi cho vào máy xay nhuyễn
Cháo nấu cho đến khi mềm nhuyễn thì cho cải bó xôi vào nấu chung, đảo đều. Khi cháo và cải bó xôi đã chín thì cho vào 1 thìa dầu olive và tắt bếp. Chuẩn bị sẵn 1 chén nhỏ có chứa phô mai, múc cháo đang nóng vào rồi dùng muỗng nghiền nhỏ phô mai. Để nguội và cho bé thưởng thức. |

#3. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Khi được 7 tháng tuổi, tức là bé đã làm quen được với rất nhiều loại thức ăn dạng bột, cháo nhuyễn mịn rồi. Do đó các mẹ hãy bắt đầu cho bé tập ăn thức ăn đặc và thô.
Bé có thể ăn thịt cá màu đỏ, nhiều loại rau xanh kể cả rau chân vịt (chỉ lấy phần lá).
Món ăn dặm phải đảm bảo được 4 nhóm dưỡng chất: vitamin, chất béo, chất đạm và chất xơ.
Ngoài ra, khẩu phần bé cũng cần được tăng lên, phải đảm bảo từ 1 – 2 bữa mỗi ngày.
Món ăn | Nguyên liệu | Cách chế biến |
Cháo bánh mì sandwich cá hồi | – 40g cháo bánh mì sandwich
– 10g cá hồi |
Cá hồi đem hấp chín, bỏ da và xương rồi nghiền nhuyễn
Cho cháo bánh mì sandwich lên bếp nấu chín nhừ, thêm cá hồi vào đảo đều. Nếu cháo quá đặc thì thêm ít nước để bé dễ ăn. |
Bí đỏ trộn táo | – 25g bí đỏ
– 10g táo chín |
Bí đỏ luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn
Táo cho vào máy, thêm ít nước rồi xay. Lọc qua rây để lấy phần nước cốt, bỏ phần bã. Trộn bí đỏ với nước táo để có hỗn hợp sền sệt cho bé ăn. |
Cháo trứng | – 40g cháo trắng
– ½ lòng đỏ trứng gà – 20 – 30 ml nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi |
Cho nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi vào nồi đun sôi, cho cháo đã nấu chín vào khuấy đều.
Đánh tan lòng đỏ trứng gà trong 1 chiếc chén nhỏ rồi cho từ từ vào cháo, nấu chín và tắt bếp. |

#4. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Bắt đầu 8 tháng tuổi trở đi, trong khẩu phần ăn dặm của bé nên có thêm loại nước từ rau củ quả. Chúng giúp cung cấp thêm vitamin cho cơ thể bé và đồng thời giúp bé phát triển hơn về vị giác.
Đặc biệt, ở giai đoạn này bé cần nhiều năng lượng hơn để phát triển thể chất, vậy nên mẹ cần tăng khẩu phần ăn cũng như thêm vào các loại thực phẩm giàu đạm như thịt heo, gà, tôm,…
Món ăn | Nguyên liệu | Cách chế biến |
Cháo rau cải thịt gà | – 40g cháo trắng
– 2 lá rau cải, rửa sạch, cắt nhỏ và luộc chín – 15g thịt gà – 20 – 30ml nước luộc rau cải |
Rau cải đem nghiền nhuyễn qua rây, loại bỏ phần xơ.
Thịt gà luộc chín, xay mịn Cho thịt gà cùng với rau cải vào xào thơm rồi cho cháo trắng đã nấu chín vào, khuấy đều. |
Lòng đỏ trứng trộn khoai tây | – 25g khoai tây, rửa sạch và luộc chín
– 1 quả trứng gà – 20 – 30 ml nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi |
Khoai tây nghiền nhuyễn
Trứng gà cũng luộc chín, tách lấy lòng đỏ và nghiền nhuyễn Trộn khoai tây, lòng đỏ trứng và và nước dùng với nhau thành hỗn hợp và cho bé ăn. |
Mì gà cà rốt | – 40g mì khô
– 15g thịt gà – 5 – 10g cà rốt – 20 – 30 ml nước dùng gà/nước luộc rau/nước dashi |
Mì khô đem rửa qua với nước rồi luộc chín, dùng kéo cắt ngắn cho bé vừa ăn
Cà rốt luộc chín, nghiền nhuyễn Thịt gà luộc chín, cho vào máy xay mịn Cho cà rốt và thịt gà vào xào thơm, thêm nước dùng vào nấu sôi rồi để nguội. Cuối cùng cho mì vào và để bé thưởng thức. |

2. Những loại thực phẩm tốt nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi không những đảm bảo sự đa dạng, đủ chất mà còn phải an toàn.
Những loại thực phẩm tốt dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn khi xây dựng thực đơn cho bé trong giai đoạn cực kỳ quan trọng này.
- Tinh bột: Gồm gạo tẻ, yến mạch, lúa mì và các loại ngũ cốc. Trong đó đặc biệt nên thêm ngũ cốc vào thực đơn để cung cấp đủ chất sắc, giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé.
- Các loại thịt: Thịt lợn, gà, bò,… Chúng chứa nhiều protein và sắt, cần thiết cho sự phát triển mô cơ của bé trong giai đoạn đầu đời.
- Cá: Cá giàu protein và omega 3 giúp phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Cá hồi, cá thu và cá ngừ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
- Trứng: Trứng không chỉ là loại thực phẩm tốt, an toàn mà còn dễ chế biến và dễ ăn nhất. Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B, sắt và cả protein. Đặc biệt lòng đỏ trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K,… tốt cho sức khỏe của bé.
- Rau xanh: Rau xanh sẫm màu sẽi cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú cho bé với vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này rất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm này. Chúng cung cấp canxi, protein và đặc biệt là probiotic – một loại lợi khuẩn có lợi giúp tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

Lời kết
Trên đây là những gợi ý để mẹ có thể lên thực đơn ăn dặm cho bé từng tháng tuổi phù hợp và đảm bảo nhất.
Mẹ có thể dựa trên đó để tham khảo và thiết kế lại sao cho phù hợp nhất bởi mỗi bé có một thể chất riêng và thời gian bắt đầu ăn dặm khác nhau.
Chúc bé yêu của mẹ mau ăn chóng lớn nhé!
Trả lời