Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng như chế độ ăn chưa hợp lý nên bé dễ bị táo bón. Bé ăn dặm bị táo bón là tình trạng rất phổ biến, gặp phải thường xuyên. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách xử lý.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ cách xử lý bé ăn dặm bị táo bón. Mẹ tham khảo ngay nhé!
Nội dung chính
1. Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón
Một số sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm dẫn đến bị táo bón phải kể đến:
– Cho bé ăn dặm quá sớm: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi.
Tuy nhiên, nhiều mẹ lại bắt đầu cho bé ăn dặm từ quá sớm, vào lúc khoảng 4 tháng tuổi. Có thể bé rất thích thú với việc ăn dặm nhưng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên một số thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng táo bón.

– Lượng sữa mẹ mà bé bú hằng ngày giảm xuống: Khi cho bé ăn dặm, mẹ nghĩ rằng bé đã no nên giảm lượng sữa mẹ mà bé bú hằng ngày xuống.
Tuy nhiên việc làm này lại khiến bé bị thiếu nước, dẫn đến táo bón.

– Không cho bé uống thêm nước: Ở độ tuổi ăn dặm, nhu cầu nước của bé ngày càng tăng cao. Ít nhất sau mỗi bữa ăn bé cần uống thêm 1 thìa nước.
Nếu không cho bé uống thêm nước thì việc bé bị táo bón là khó tránh khỏi.
– Pha sữa công thức quá đặc: Đây cũng được xem là một sai lầm rất lớn khiến bé bị táo bón.
Nguyên nhân bởi do nhiều mẹ nghĩ pha sữa công thức càng đặc thì bé càng được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, cao lớn khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé không thể tiêu hóa hết được, dẫn đến bị táo bón.

Ngoài ra, bé ăn dặm bị táo bón còn có thể do một số nguyên nhân khác nữa như bé mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa dẫn đến tiêu hóa kém, sử dụng loại sữa công thức không phù hợp,…
2. Biểu hiện khi bé ăn dặm bị táo bón
Dưới đây là những biểu hiện chắc chắn rằng bé đang bị táo bón:
- Bé chướng bụng, đầy hơi khó chịu
- Bé đi nặng ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần)
- Phân khô, cứng, rời
- Bé đau đớn, khó chịu, cáu kỉnh và thậm chí la hét khi đi đại tiện

3. Cách xử lý bé ăn dặm bị táo bón
Để xử lý được tình trạng bé bị táo bón do ăn dặm, mẹ có thể áp dụng các cách sau:
#1. Thay đổi loại thực phẩm và khẩu phần ăn hằng ngày
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì mẹ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, ngừng chế độ ăn dặm.
Còn đối với bé trên 6 tháng tuổi thì bên cạnh 6 cữ sữa mỗi ngày (khoảng 700 – 900 ml), mẹ cho bé ăn thêm khoảng 6 – 12 muỗng (5ml/ muỗng) thức ăn/mỗi lần ăn.
Khẩu phần ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả lê, mận, yến mạch, ngũ cốc lúa mạch,…
Tránh một số loại thực phẩm dễ gây táo bón như bông cải, ngũ cốc, gạo,…

#2. Bổ sung lợi khuẩn (probiotics)
Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt thức ăn. Từ đó giảm cảm giác khó chịu do táo bón.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, các loại bột ăn dặm cho bé có thêm lợi khuẩn,…
Hoặc cho bé uống men vi sinh trực tiếp, pha vào sữa, cháo hay nước hoa quả cho bé uống,…

#3. Cho bé uống thêm nước
Bé ở giai đoạn ăn dặm tức là từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài sữa mẹ và sữa công thức thì bé cần bổ sung thêm khoảng 100 – 200ml nước mỗi ngày. Lượng nước tăng dần theo cân nặng và độ tuổi của bé.

>> Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
- Nên cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo
- Bột ăn dặm cho bé 4 tháng
#4. Massage vùng bụng và tăng cường vận động cho bé
Massage vùng bụng được xem là một phương pháp trị liệu hiệu quả trình trạng bé ăn dặm bị táo bón.
Phương pháp này giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau và giúp cho nhu động ruột được hoạt động hiệu quả hơn.
Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây để massage vùng bụng cho bé:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm thẳng trên giường êm ái, sau đó dùng các ngón tay đặt lên vùng bụng dưới rốn của bé.
- Bước 2: Nhẹ nhàng xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại 5 – 10 lần rồi thôi.
- Bước 3: Dùng hai bàn tay áp lại với nhau cho nóng rồi đặt lên thành bụng của bé để kích hoạt nhu động ruột. Việc làm này góp phần cải thiện hoạt động tiêu hóa, ngoài ra còn giúp bé cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, mẹ hãy di chuyển 2 chân của bé lên chân một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe khi bé nằm trên giường. Cho bé chơi các món đồ chơi lăn tròn và di chuyển tự động như trái banh nhỏ, con lật đật,… Sự tò mò của bé sẽ thúc đẩy bé di chuyển theo món đồ chơi đã di chuyển của mình, từ đó làm gia tăng sự di chuyển của bé cho đường ruột hoạt động tốt hơn.
Lời kết
Bé ăn dặm bị táo bón là tình trạng rất dễ gặp phải. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa nếu mẹ không can thiệp xử lý kịp thời.
Vậy nên, nếu bé ăn dặm bị táo bón mà không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp trên, mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
Hy vọng những cách xử lý bé ăn dặm bị táo bón trong bài viết trên có thể giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để khắc phục kịp thời, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh và cứng cáp hơn từng ngày.
Còn bây giờ, nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan thì đừng quên để lại comment bên dưới để được giải đáp ngay mẹ nhé!
Trả lời