Cách sử dụng gối chống trào ngược nếu bố mẹ chưa hiểu rõ mà đã dùng cho con thì dễ dẫn đến trường hợp thấy không hiệu quả, cảm giác phí tiền.
Nhưng nếu sử dụng hợp lý thì đa phần phản hồi đều rất tốt, cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Những thông tin sau sẽ cho bạn hướng dẫn sử dụng gối đúng chuẩn từ nhà sản xuất.
Nội dung chính
1. Cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé
Bước 1: Cho bé ăn:
Có thể cho bé ăn bằng cách bế trên tay hoặc đặt bé nằm trên gối chống trào ngược.
Lưu ý là giữ cho đầu bé nằm thẳng, không nghiêng về 2 bên, cố định bé trên gối bằng đai hoặc kê gối chèn chân.
Cho bé ti bình hoặc ti mẹ, ưu tiên ti bình hơn vì kiểm soát được lượng sữa chảy xuống và mức ăn của bé.

Quan sát bé ăn đến vừa đủ no, không nên ăn quá dù bé vẫn mút để giảm nguy cơ nôn trớ ngay sau cữ sữa.
Bước 2: Đặt bé nằm trên gối
Nếu bé đã nằm trên gối từ trước thì mẹ cứ để bé nằm vậy, còn nếu đang bế trên tay thì nhẹ nhàng đặt con nằm xuống.
Điều chỉnh độ dốc thích hợp với bé, bé sơ sinh thì chỉ nên khoảng 15 – 20 độ nghiêng, bé 6 tháng có thể tăng lên, tối đa là 30 độ.
Có thể cho bé tham gia một vài hoạt động tương tác như chơi cùng con, 2 mẹ con nói chuyện, nhưng không hoạt động quá mạnh hay đùa khiến bé cười hoặc khóc lớn.
Bước 3: Bế bé lên
Sau khoảng 20 – 30 phút bé nằm chơi trên gối thì mẹ có thể từ từ bế bé lên, dựng bé theo hướng thẳng, nhẹ nhàng tựa vào vai để tiến hành vỗ ợ hơi cho bé.
Động tác này sẽ giúp bé tống nốt số khí (nếu có) nuốt phải trong quá trình uống sữa, sẽ không bị đầy bụng, khó chịu nữa.
Ngoài ra mẹ có thể tiến hành thay bỉm hoặc tập vận động nhẹ nhàng cho con.
Bước 4: Cho bé nằm chơi hoặc ngủ bằng gối
Thường sau khi ăn no bé sẽ buồn ngủ, đặc biệt là các bé sơ sinh thường chỉ thức tối đa được 30 phút – 1 tiếng.
Lúc này, mẹ nên đặt bé nằm trở lại gối, chuẩn bị tư thế thoải mái và chắc chắn nhất cho bé để vào giấc ngủ được dễ dàng hơn.

Nếu bé gắt ngủ, quấy khóc thì mẹ nên bế, ru bé ngủ trên tay rồi mới đặt nằm khi bé đã ngủ say.
2. Những sai lầm cần tránh trong cách sử dụng gối chống trào ngược
Sai lầm 1: Cứ nằm là kê đầu bằng gối chống trào ngược
Gối chồng trào ngược chỉ nên dùng kê đầu lúc bé vừa ăn xong và hỗ trợ thêm vào lúc ngủ, chứ không bắt buộc bé cứ nằm là phải kê bằng gối đó.
Thời gian còn lại, có thể cho bé nằm trong nôi, trên giường hoặc trong xe đẩy, miễn là mặt phẳng êm ái để cột sống bé luôn thẳng, bé thoải mái vận động hơn.
Thay đổi tư thế và vị trí nằm liên tục còn có ý nghĩa lớn trong việc kích thích bé học hỏi các hoạt động mới như lẫy, trườn, bò, tập đứng…
Sai lầm 2: Giặt gối chống trào ngược sai cách
Việc vệ sinh gối chống trào ngược thường xuyên và bằng bột giặt có tính tẩy rửa mạnh là không nên, vì sẽ nhanh chóng làm gối bị xuống mã, chất lượng giảm đi đáng kể.
Còn chưa kể đến việc những bé có da nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng với xà phòng trên lớp vỏ gối, đôi khi bố mẹ nghĩ là con mẩn ngứa không rõ nguyên nhân.
Cách tốt nhất là tuần giặt 1 – 2 lần, làm sạch với xà phòng dành riêng cho bé yêu.
Lưu ý là chỉ cần giặt với nước phần vỏ gối, sau đó phơi khô. Còn phần ruột làm sạch bằng giặt khô, rồi phơi ở chỗ thoáng gió và có nắng, tuyệt đối không bỏ vào máy vắt hay máy sấy.
Bởi sẽ khiến phần ruột bên trong bị dồn bông nếu là gối chữ C hoặc làm xẹp xốp nếu là gối tam giác.
Sai lầm 3: Sử dụng 1 – 2 lần không thấy hiệu quả là bỏ xó
Gối chống trào ngược phải kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tuần theo đúng hướng dẫn, có bé lên đến cả tháng mới thấy sự cải thiện.

Việc nôn trớ, ọc sữa ở trẻ cần giảm dần dần rồi mất đi, nên bố mẹ không được nóng vội mà đánh giá xấu về gối chống trào ngược.
Mẹ lưu lại ngay cách sử dụng gối chống trào ngược và tránh mắc phải những sai lầm phía trên nhé!
Chúc mẹ và bé luôn có những bữa ăn thành công, không gặp tình trạng trớ sữa.
Trả lời