Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là điều không ai mong muốn và mình được biết có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ không dám đối diện với điều này.
Nhưng, với bản lĩnh của các phụ huynh, họ vẫn kiên cường trở lại, đồng hành cùng con trên quá trình hồi phục lại thành “trẻ bình thường”, để con tham gia được tất cả các hoạt động như bạn cùng trang lứa.
Nội dung chính
1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ – nguyên nhân do đâu?
Điều đầu tiên khi bố mẹ khám và phát hiện ra con là trẻ chậm phát triển trí tuệ, là cần trấn an bản thân và con rằng đây hoàn toàn không phải lỗi do con.
Đây là một căn bệnh do rối loại hormone tuyến giáp, mà cụ thể là tình trạng thiểu giáp bẩm sinh gây ra.
Cơ thể trẻ lúc này, tuyến giáp không sản xuất ra đủ hormon liên quan đến chuyển hóa tế bào, hỗ trợ cho quá trình phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, hệ tim mạch và cơ – xương – khớp.

Hiểu đơn giản hơn, trẻ bẩm sinh không có tuyến giáp, hoặc bị giảm kích thước, hay nằm sai vị trí, chức năng bị rối loạn, thiếu i ốt do chế độ ăn… đều dễ mắc căn bệnh quái đản này.
Hậu quả để lại, nhẹ thì lùn về thể chất, trí lực thấp, nặng có thể dẫn đến tử vong, nên nếu con có dấu hiệu nghi ngờ, bố mẹ nên cho con đi khám và can thiệp sớm.
2. Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ – cha mẹ nên làm gì?
Không ai muốn đứa con bé bỏng của mình mắc bất kỳ căn bệnh nào cả, nhất là những bệnh liên quan đến thần kinh, trí tuệ.
Thế nhưng, ba mẹ phải giữ vững tinh thần, tin vào phác đồ của bác sĩ và tin vào con mình có thể phục hồi hoàn toàn.
Bố mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ con bằng cách:
Cho con uống thuốc, dùng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ định của bác sĩ:
Thông thường bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc liên quan đến bổ sung tuyến giáp và có thể tư vấn thực phẩm chức năng giúp bổ não.
Có thể hơi khó uống với trẻ, mà thuốc thì không thay đổi được nên bố mẹ ưu tiên chọn thực phẩm chức năng dạng dễ uống, có mùi vị hấp dẫn trẻ em như dạng cốm (cốm trí não G-Brain), dạng kẹo, dạng ống nước…
Tìm hiểu về Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ qua các nguồn thông tin khác nhau
Ngoài các kênh y học chính thống, phụ huynh nên tham gia thêm các nhóm, các diễn đàn mà tập hợp các gia đình có con bị bệnh tương tự, để lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của mọi người.

Nếu bản thân bố mẹ hoặc trẻ có các thay đổi theo hướng tiêu cực, nên xin thêm tư vấn bác sĩ để ổn định lại
Đồng hành cũng trẻ trong các hoạt động, khuyến khích con tham gia
Những việc này ban đầu sẽ rất khó khăn bởi nhận thức của trẻ chưa đủ, nhưng bố mẹ kiên trì tương tác và động viên con, chắc hẳn sẽ có ngày con tiến bộ.
Nên nương theo và ủng hộ những sở thích tự nhiên của con, có thể là tập luyện thể dục, có thể múa hát, vẽ vời… bất cứ điều gì cũng được, miễn là con có hứng thú
Lớn lên cùng trẻ bằng cả thể xác lẫn tâm hồn
Không thể không nhấn mạnh rằng, nếu trẻ bình thường nhận được sự quan tâm của bố mẹ thế nào, thì trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cần quan tâm hơn 10 lần thế.
Nhưng quan tâm không phải giám sát, không phải kìm kẹp, hãy làm bạn với trẻ, để trẻ an tâm điều trị và hồi phục dần dần.
Chú ý đến các hành vi bất thường
Nếu không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
Có thể dấu hiệu mà bạn cho là nhỏ và đã bỏ qua, lại phản ánh mối liên hệ ngầm với diễn biến xấu đi của bệnh.

Nên quan sát con để có định hướng, uốn nắn phù hợp nhất, an toàn cho bản thân con và cả những người thân xung quanh.
Vậy là hành trình phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là mối gắn kết lâu dài giữa bố mẹ và con cái.
Chúc cả gia đình vững chãi trên con đường trước mặt, quả ngọt đang ở cuối đường rồi!
Trả lời