Bố mẹ có biết là phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng thì sẽ giúp quá trình hồi phục của con rút ngắn đi rất nhiều không?
Thế nhưng nhiều phụ huynh lấy lý do bận, hay khó giao tiếp, hoặc quá tin tưởng vào thầy cô mà chưa có những phương pháp đúng dành cho con.
Bạn có đang trong trường hợp trên, đừng bỏ qua những thông tin vô cùng bổ ích dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Nguyên tắc trong phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần tuân thủ

Đầu tiên bố mẹ cần biết là, dù có áp dụng phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ nào, cũng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Xác định tình trạng của con bằng khám bác sĩ: chứ không nên đoán bừa, tham khảo không chính xác dẫn đến giáo dục sai ngay từ đầu, không có hiệu quả, thậm chí làm mức độ trầm trọng hơn
- Người hướng dẫn ban đầu rất quan trọng: nên bố mẹ có thể tham khảo các trường dành riêng cho đối tượng trẻ đặc biệt hoặc cho con học can thiệp 1:1 tại nhà. Người giáo viên có tâm và có tầm sẽ nhận biết vấn đề của bé và lập kế hoạch dạy rõ ràng, cam kết thời gian con có thể tiến bộ
- Không được xem nhẹ vai trò của bố mẹ, của gia đình: đừng nghĩ phó mặc tất cho cô giáo là xong, bố mẹ phải trở thành người bạn, người đồng hành của con. Song song với việc tạo cho con môi trường để con học hỏi, là việc theo sát, hướng dẫn con từ những điều cơ bản nhất
2. Những phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đơn giản nhất
Khai mở giác quan cho con

Con trẻ cũng như người lớn, có đủ 5 giác quan nhưng bởi chậm phát triển nên con chưa biết cách sử dụng chúng như thông thường.
Bố mẹ có thể bắt đầu cùng con khai mở như sau:
- Thị giác: mở rộng tầm nhìn của con ra xung quanh, có thể bắt đầu bằng những môi trường vốn dĩ đã quen thuộc với con và hỏi những câu hỏi hoặc liệt kê những điều con có thể hiểu được. Ví dụ như màu sắc căn nhà, những đồ vật, vị trí trong nhà…
- Thính giác: cho trẻ lắng nghe những tiếng động ngoài đời thực và cả trên mô phỏng, dạy trẻ phân biệt từng loại âm thanh, quan sát cách con phản ứng với những loại âm thanh đó và có thể khuyến khích con bộc lộ qua cảm xúc hoặc hình thể
- Xúc giác: đôi bàn tay nhỏ bé của con có thể cầm nắm, sờ chạm rất nhiều thứ thì đừng bỏ lỡ cơ hội cho con khám phá xung quanh. Có thể xen vào mô tả các bề mặt như nóng – lạnh, mềm mịn – thô rát để con tiếp nhận dần
- Khứu giác: cho con làm quen với các loại mùi hương, mùi đặc trưng của cơ thể và đời sống
- Vị giác: đa dạng hóa thức ăn để con thử được mọi vị, kể cả là cay – đắng – mặn – chua – ngọt đều có
Kích thích năng lực tư duy ở trẻ – phương pháp giáo dục cho trẻ chậm phát triển

Dù trẻ có mắc bệnh thì vẫn có năng lực tư duy, tuy nhiên để thể hiện ra thì cần qua rất nhiều giai đoạn.
Hãy bắt đầu bằng những bài tập so sánh, từ kích thước lớn – nhỏ, sang tìm điểm giống khác, tùy theo trình độ của con.
Sau đó nâng cấp lên bài tập phân tích, cho con tìm hiểu về bộ phận tạo thành các đồ vật, cơ thể ….
Giao nhiệm vụ và khuyến khích con hoàn thành

Đừng để cơ thể con trở nên ù lì vì thiếu vận động nhé, hãy sai con những điều nhỏ nhặt thôi.
Nếu con chưa hiểu mình phải làm gì, bố mẹ hãy ngồi xuống và hướng dẫn con nhẹ nhàng và tỉ mỉ.
Lặp đi lặp lại và khuyến khích con hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chứ đừng sốt ruột mà “làm xừ đi cho xong” nhé!
Bổ sung cho các phương pháp dạy trên, bố mẹ nên cho con uống thực phẩm chức năng bổ não, trong đó có một loại rất nhiều người khuyên dùng vì nó thực sự hiệu quả là cốm trí não G-brain.
Sự thật con mình bị chậm phát triển không mấy dễ chịu và khó để chấp nhận, TopChon xin chia sẻ cùng bạn điều đó.
Nhưng xin bố mẹ vững tin lên và nhớ áp dụng những phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trên một cách kiên trì và bền bỉ, con chắc chắn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều đó!
Trả lời