Tắc tia sữa có lẽ là cơn ác mộng với các mẹ sau sinh, nhẹ thì căng cứng, đau tức ở phần ngực, nặng thì sốt nóng sốt rét.
Thậm chí có mẹ còn bị tắc viêm thành áp xe, phải đi viện chích ra, vô cùng đau đớn.
Vậy thì Tắc tia sữa phải làm sao?

Nội dung chính
1. Dấu hiệu tắc tia sữa:
Mẹ cần biết ngay những dấu hiệu này để nhận biết và có cách xử lý sớm nhất:
- Mẹ mới sinh: bầu ngực bắt đầu cương lên thể hiện sữa về, nhưng con ti mà không có sữa chảy ra, vắt không được
- Mẹ vẫn đang cho con bú mà đột nhiên lượng sữa giảm đi rõ rệt, ngực cứng dần
- Sờ quanh bầu sữa thấy có những cục cứng nhỏ, theo thời gian bắt đầu to hơn
- Mẹ thấy đau tức ở phần ngực, người sốt nhẹ khoảng 38.5 độ
- Càng để lâu, lượng sữa tắc lại càng lớn, bầu ngực lúc này cứng như đá, sữa gần như không thể chảy thành tia mà chỉ nhỏ giọt
2. Tắc tia sữa phải làm sao?
Nếu mẹ không muốn chịu đựng những khó chịu và nỗi đau khi tắc tia sữa, nên sử dụng các biện pháp thông tia sữa ngay từ khi có dấu hiệu đầu tiên.
Bởi những dấu hiệu nhẹ sẽ dễ xử lý hơn là để nặng, có khi phải can thiệp bằng mổ áp xe và dùng kháng sinh, dẫn đến mất sữa.
Sử dụng biện pháp dân gian:
- Uống nhiều nước ấm: đặc biệt là các loại lá như đinh lăng, lá bồ công anh – đều là những lá có tác dụng thông tia sữa
- Chườm ấm: có thể chườm bằng khăn ấm hoặc chai thủy tinh đựng nước ấm, vừa chườm vừa kết hợp vắt sữa
- Tắm nước ấm: sản phụ mới sinh thì có thể tắm qua bằng nước gừng hoặc mát-xa bầu ngực dưới vòi sen ấm, sẽ giảm bớt cảm giác đau tức và sữa dễ thông hơn
- Vuốt ngực bằng lá mít hoặc lược: một mẹo thông tia sữa cho mẹ mới sinh là dùng lá mít hơ qua lửa hoặc lược chải xuôi từ trên xuống dưới đầu ti
Những biện pháp kể trên mang tính chất tham khảo và mẹ có thể áp dụng với tâm lý cầu may, đôi khi cũng có hiệu quả.
Sử dụng các biện pháp cơ học:
Tiếp theo, mẹ có thể thử các cách như:
1. Tích cực cho con bú: nhất là với bên bị tắc tia. Việc cho con bú liên tục sẽ kích thích sữa tiết ra đều và dần sẽ thông ở chỗ cục.
2. Nhờ người khác bú hộ: có thể là nhờ những bé lớn hơn, có lực mút mạnh hoặc các mẹ cũng có thể nhờ chồng

3. Sử dụng máy vắt sữa: đây là biện pháp được đánh giá là hiệu quả cao. Bởi:
- Các máy hút sữa đều có nhiều chế độ vắt khác nhau, mẹ lựa chọn mức độ từ nhẹ đến vừa đến khi vắt ra sữa
- Kèm theo cả chức năng mát-xa: mẹ kết hợp với chườm nóng, sẽ làm tan dần cục tắc
- Có thể sử dụng bất cứ khi nào: mẹ không lo bé ngủ hay ti không ra sữa nên không hợp tác, với máy vắt sữa, mẹ nên sử dụng ngay khi thấy nghi bị tắc sữa
>> Kinh nghiệm hay:
Sử dụng can thiệp y học:
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, tình trạng cương cứng ngực của mẹ ngày càng tăng, nên sử dụng can thiệp y học:
- Đông y: các bác sĩ sẽ sử dụng châm cứu vào các huyệt kết hợp để hỗ trợ thông tia sữa cho mẹ
- Chiếu đèn: đèn ở đây là đèn hồng ngoại, với tác dụng làm mềm chỗ sữa tắc, mở rộng tia sữa, kích thích đẩy sữa tắc ra ngoài

- Nhưng nếu mẹ để nặng đến thành ổ áp-xe, sẽ phải kết hợp giữa tiểu phẫu và dùng thuốc kháng sinh
3. Mách mẹ một số típ chống tắc tia sữa:
Để phòng tránh tắc tia sữa, mẹ nên thực hiện đều đặn các gợi ý sau:
- Uống nhiều nước ấm: không chỉ giúp tăng lượng sữa, nước ấm còn tránh nguy cơ hình thành cục tắc
- Cho con bú đều hai bên, bố trí cữ ăn đều đặn theo giờ mỗi ngày
- Sử dụng máy vắt sữa vắt kiệt sau mỗi cữ: tăng sản sinh sữa mới, tránh để sữa thừa đọng lại, dễ gây tắc
- Tránh các thực phẩm lợi sữa quá giàu protein: móng giò, chân chó, chân dê… đều là những món lợi sữa theo dân gian, nhưng nếu mẹ dùng nhiều sẽ làm sữa quá đặc, dễ tắc
Vậy là mẹ đã học được hướng giải quyết cho tắc tia sữa phải làm sao, rồi chứ? Chúc sữa mẹ luôn dồi dào cho con nhưng không gặp phải tình trạng tắc tia sữa nha!
>> Các mẹ cũng quan tâm:
- Nên mua máy hút sữa đơn hay đôi? Bằng tay hay bằng điện?
- Mẹ ít sữa phải làm sao?
- Kinh nghiệm mua máy hút sữa
- Cách sử dụng máy hút sữa bằng tay giúp ngực không bị chảy xệ
- Cách đo size phễu máy hút sữa đúng chuẩn
- Cách vệ sinh máy hút sữa đúng chuẩn
- Máy hút sữa FATZ
- Máy hút sữa điện đôi
- Máy hút sữa Real Bubee
Trả lời