Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không là câu hỏi của không chỉ một mà nhiều bệnh nhân vừa đi xét nghiệm đường huyết về xong.
Nhưng để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất thì bạn cần nắm rõ thông tin về bệnh tiểu đường, các xét nghiệm đánh giá và chỉ số bình thường.
Thế nên đừng bỏ qua bài viết này của TopChon nhé, cùng tìm hiểu xem con số 7.2 tiểu đường đã nguy hiểm chưa nhé!
Nội dung chính
1. Thông tin về căn bệnh tiểu đường

Thông thường, mọi người thường nghi ngờ mình bị mắc tiểu đường khi thấy các dấu hiệu như sụt cân nhanh, hay mệt mỏi, khát nước, đi tiểu có kiến bò, …
Trong các dấu hiệu đó, có điểm đúng, có điểm chưa chính xác, bởi bệnh tiểu đường sẽ làm tăng đường trong máu vượt qua khỏi ngưỡng bình thường.
Nguyên nhân sâu xa cho căn bệnh này là do hormone insulin trong cơ thể tiết ra không đủ – do tuyến tụy không hoạt động hoặc năng suất chưa đủ.
Một khi mắc tiểu đường mà không được điều trị kịp thời và lâu dài, người bệnh sẽ yếu dần đi, dễ gặp các biến chứng trên các cơ quan như suy thận, mờ mắt, yếu tim, có nguy cơ đột quỵ và tử vong cao.
Ngược lại, nếu quan tâm và uống thuốc, điều chỉnh kịp thời, người tiểu đường hoàn toàn có thể sinh hoạt và khỏe mạnh không khác gì người bình thường.
Điều này cho thấy sự quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kì, xét nghiệm các chỉ số máu, đặc biệt là đo lường lượng đường huyết.
2. Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Chỉ số xét nghiệm hay dùng để đánh giá bệnh tiểu đường nhất là đo chỉ số Glucose.
Thông thường sẽ tiến hành bằng 1 trong 2 cách:
- Lấy máu tĩnh mạch: cần tiến hành tại phòng khám, bệnh viện, lấy một lượng máu nhất định ở khuỷu tay hoặc mu bàn tay, sau đó cho vào máy ly tâm và đo bằng huyết thanh
- Lấy máu mao mạch: chích máu ở đầu ngón tay, cho thẩm thấu vào que thử trên máy đo và có kết quả.
Chích máu đầu ngón tay cho kết quả nhanh hơn so với lấy máu tĩnh mạch nhưng không chính xác bằng và bác sĩ coi trọng kết quả đo bằng máu tĩnh mạch hơn.

Nếu kết quả trả về chỉ số glucose 7.2 mmol/l, bạn sẽ cảm thấy lo lắng về nguy cơ bị tiểu đường của mình, tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời điểm đo:
- Nếu lấy máu trước ăn: tiểu đường 7.2 có nguy hiểm nếu bạn lấy máu vào lúc đói – tức bữa ăn gần nhất cách xa hơn 8 tiếng. Tuy nhiên để kết luận có bị tiểu đường không, bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm một vài xét nghiệm khác.
- Nếu lấy máu sau ăn: lúc này thì chỉ số đường huyết 7.2 chưa thực sự nghiêm trọng lắm, bởi có thể lượng đường tăng cao do thực phẩm bạn đã ăn. Bác sĩ sẽ tư vấn và có thể hẹn bạn làm lại đường huyết lúc đói vào ngày hôm sau.
- Nếu kết quả này lặp lại nhiều lần: tiểu đường 7.2 kéo dài gây nhiều tác hại lên cơ thể và sức khỏe của bạn.
Mặt khác, mốc tiểu đường 7.2 là một trong những căn cứ cho quá trình điều trị của bệnh nhân từ phía bác sĩ, để tốt nhất, bạn nên tuân theo đúng những chỉ định tiếp theo.
3. Những xét nghiệm khác và chỉ số bình thường là bao nhiêu?

Để xác định Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, bác sĩ cần thêm một hoặc một vài trong số các xét nghiệm sau.
Đo đường huyết lúc đói
Áp dụng khi bệnh nhân có kết quả 7.2 sau khi ăn, lần lấy máu tiếp theo là vào ngày kế tiếp, khi bệnh nhân đã nhịn đủ 8 tiếng.
Kết quả lúc này nếu máu bệnh nhân cho ra chỉ số glucose là trên 7 mmol/l (>126 mg/dl) sẽ kết luận tiểu đường.
Đo đường huyết bất kỳ
Áp dụng khi tiểu đường 7.2 là vào lúc đói, trong trường hợp này bệnh nhân có thể sẽ được lấy máu vào thời điểm bất kỳ khác để kiểm tra lại.
Nếu ít nhất 2 lần thử mang đến con số lớn hơn 11.1 mmol/l (>200mg/dl) thì chắc chắn là bệnh đái tháo đường.
Nghiệm pháp dung nạp đường huyết

Hay dùng cho các bà bầu đi kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Sau khi lấy máu lần 1, uống nước đường thì cứ cách 1 tiếng lấy máu 1 lần cho đủ 3 lần.
3 kết quả khác nhau sẽ đánh giá được quá trình tăng giảm lượng đường trong máu.
Từ đó chẩn đoán nguy cơ tiền tiểu đường và kết luận chung tình trạng.
Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin A1c máu)
Dựa vào sự kết hợp của phân tử đường mà hemoglobin trong hồng cầu để đánh giá lượng đường trung bình trong 3 tháng gần nhất.
Giá trị bình thường nằm trong khoảng 4.0 – 6.5%, nếu chỉ số này tăng lên 1% thì đồng nghĩa với việc glucose tăng lên khoảng 1.7 mmol/l (30mg/dl).
Nếu bạn vừa có chỉ số glucose cao, vừa có HbA1C cao thì chắc chắn bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
4. Điều trị Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không

Như vậy, việc kết quả 7.2 có cần phải điều trị không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và bằng kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định chính xác nhất.
Nhiệm vụ của bạn chỉ là ngưng lo lắng lại, nghe kỹ những lời giải thích và dặn dò của bác sĩ mà thôi.
- Nếu bác sĩ tư vấn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn: tình hình của bạn chỉ là có nguy cơ, chú ý thay đổi chế độ ăn về lành mạnh kết hợp tập thể dục, giảm cân nếu thừa, tái khám đúng hẹn. Bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng như sữa dành cho người tiểu đường sẽ rất tốt.
- Nếu bác sĩ kê đơn thuốc: dùng đúng liều và hướng dẫn, không tự ý dừng thuốc đột ngột, quay lại khám theo tháng hoặc bất kỳ lúc nào nếu có bất thường.
Tóm lại, Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời gian và phương pháp xét nghiệm bạn nhé!
Tiểu đường vốn dĩ làm một bệnh mãn tính và phải uống thuốc suốt đời nên bạn đừng xem nhẹ các xét nghiệm kiểm tra thường xuyên nhé!
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, nếu còn câu hỏi khác thì nhớ để lại dưới phần bình luận đó.
Trả lời