Tiểu đường ăn khoai lang được không là một trong những câu hỏi được bệnh nhân tiểu đường hỏi khá nhiều và cũng có rất nhiều đáp án khác biệt.
Người thì bảo ăn nhiều càng tốt, người khác lại bảo không ăn được, hay lại có người nói ăn được nhưng hạn chế thôi.
Vậy câu trả lời đúng là gì, khoai lang liệu có phải một thực phẩm ăn được của người tiểu đường hay không? Mời bạn tìm câu trả lời qua những thông tin dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang như mọi người đều biết là một loại củ chứa hàm lượng tinh bột cao, khi ăn vào cơ thể, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu dinh dưỡng mà còn tăng đường huyết trong máu.
Vì thế, nếu ăn khoai lang một lượng phù hợp thì với người tiểu đường là được phép và khá tốt, bởi ngoài tinh bột, khoai lang còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất, cụ thể:
- Chất xơ cao giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giữ được cảm giác no lâu hơn, tránh cho người tiểu đường ăn vặt món khác
- Vitamin A và E tăng cường cho mắt, làn da
- 2 nguyên tố vi lượng là magie và kẽm giúp việc tiểu đường ăn khoai lang được không rất tốt vì hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, ngăn tình trạng bệnh nặng hơn
Nhưng để xác định lượng ăn khoai lang, bạn cần hiểu về 2 chỉ số GI và GP của thực phẩm:
- Chỉ số GI: hay còn gọi là glycemic, phản ánh mức tăng lượng đường trong máu sau 2 tiếng nạp thực phẩm đó. Dựa vào đó mà đánh giá được cơ thể liệu có sản sinh lượng insulin đủ để hấp thụ hay không
- Chỉ số GL: lượng tinh bột hấp thụ vào, tính toán kết hợp giữa GI và lượng carbohydrate thực tế ăn vào.
Theo các nghiên cứu, khoai lang thuộc nhóm GI thấp và GL trung bình nên có thể bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân một lượng khoảng 100 – 200g/ngày.
2. Lưu ý khi ăn khoai lang với người bị tiểu đường
Cách chế biến hợp lý cho tiểu đường ăn khoai lang được không

Chỉ số GI và GL đã đề cập phía trên có chút thay đổi tùy theo phương thức nấu ăn:
- Khoai lang luộc bình thường thì GI 44 – mức thấp, GL 11 – trung bình, có thể ăn thay cơm trong bữa ăn
- Khoai lang bỏ vỏ, luộc khoảng nửa tiếng sẽ làm GI tăng lên 46, GL tăng nhẹ 15, vẫn có thể áp dụng nếu muốn ăn ngọt hơn chút
- Khoai lang rán với dầu hoặc nướng thì GI nhảy vọt lên mức 75 – 80 cao, GL tăng gấp đôi nên cách chế biến này hoàn toàn không phù hợp với người bị tiểu đường.
Chọn loại khoai tốt nhất cho người tiểu đường

Bạn nên biết rằng tiểu đường ăn khoai lang được không khi chọn loại càng ít ngọt càng tốt, có thể tham khảo các dòng:
- Khoai lang nghệ: vỏ khoai có màu nâu nhạt, ruột khoai cam nhẹ, chứa lượng chất xơ nhiều hơn các dòng khác, nên thích hợp nhất
- Khoai lang tím: màu tím mộng mơ hấp dẫn từ ngoài vỏ đến trong ruột của loại khoai này cũng tốt cho bệnh tiểu đường. Đặc biệt có chất anthocyanin cải thiện tình trạng kháng insulin.
- Khoai lang Nhật: hay còn gọi là khoai ruột vàng, giúp ổn định mức đường huyết, có chứa caiapo giảm mỡ máu
Sử dụng khoai lang cho tiểu đường như thế nào là được

- Tốt nhất là ăn vào bữa sáng, tránh bữa tối để không bị đầy bụng, khó tiêu vì nạp nhiều tinh bột.
- Khi ăn khoai thì bạn nên cắt bỏ những thức ăn có chứa tinh bột khác để đảm bảo không vượt quá lượng carbohydrate hàng ngày.
- Ăn kèm với trái cây và rau xanh bởi ăn khoai sẽ có cảm giác hơi nóng cổ, nóng ruột, kèm thêm rau củ quả cung cấp thêm vitamin, khoáng chất, cho bạn thấy dễ chịu hơn
- Kết hợp cùng sữa chua không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường cũng là gợi ý hay, giúp khoai lang dễ nuốt, vị cũng ngon lành hơn
Vậy là tùy theo loại khoai và cách chế biến khác nhau mà câu trả lời cho Tiểu đường ăn khoai lang được không sẽ có phương án trả lời thích hợp.
Không chỉ với khoai lang, một số thực phẩm cũng cần phải chú ý khi bổ sung cho chế độ ăn tiểu đường, bạn nên tham khảo kỹ.
Chúc tình trạng bệnh của bạn hoặc người thân nhanh chóng được cải thiện!
Trả lời