Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài đúng chuẩn sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây. Mẹ có thể giữ được sữa đến tận 6 tháng liền mà không lo sữa bị giảm chất lượng.
Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có thể mang đến cho bé nguồn sữa mẹ đầy dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện nhất.
Nội dung chính
1. Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao nhiêu tiếng?
Sữa mẹ được chứng minh là chứa những dưỡng chất có lợi cho bé trong những năm tháng đầu đời mà khó có sản phẩm nào có thể thay thế được.
Trong sữa mẹ cũng chứa nhiều kháng thể, giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé nữa.
Vậy nhưng trong nhiều trường hợp, mẹ không thể cho bé bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra.
>> Xem thêm: Nên chọn Máy hút sữa loại nào tốt? Medela, Unimom hay Avent
Nhiều bà mẹ có quá nhiều sữa thì thường vắt sữa ra bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa và bảo quản với nhiều cách khác nhau và cho bé dùng dần.

Nhưng sữa để quá lâu có thể không còn giữ được đủ chất như ban đầu, nhanh bị hư hỏng, dễ lên men. Nguyên nhân là do trong sữa mẹ có chứa rất nhiều đạm và đường.
Trong sữa mẹ cũng giàu axit amin, là môi trường khiến vi khuẩn có khả năng sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Nếu bé uống vào sữa hỏng có thể bị tiêu chảy, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Vậy bảo quản sữa mẹ như thế nào là tốt? Thời gian tối đa là bao nhiêu?
Nhiều bà mẹ không rõ được điều này nên không dám vắt sữa ra rồi cho bé uống sau.
Câu trả lời là vào từng cách bảo quản sữa mẹ ở ngoài thì thời gian bảo quản cũng sẽ khác nhau.
Mẹ hãy lưu lại ngay để có thể bảo quản được nguồn sữa lâu dài mà vẫn đảm bảo an toàn:
- Ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C: tối đa trong 1 giờ
- Ở nhiệt độ phòng điều hòa dưới 26 độ C: tối đa là 6 giờ
- Ở trong ngăn mát tủ lạnh: thời gian tối đa 48 giờ
- Ở trong ngăn đá tủ lạnh loại tủ 1 cửa tối đa là 2 tuần
- Ở trong ngăn đá tủ lạnh loại tủ 2 cửa: tối đa là 4 tháng
- Ở trong tủ đông lạnh chuyên dụng: tối đa trong 6 tháng
2. Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài?
Bảo quản sữa mẹ bằng cách nào thì tốt nhất sau khi đã hút sữa ra ngoài?
Dưới đây là các cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài phổ biến đang được rất nhiều bà mẹ áp dụng.
2.1 Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu?
Như đã đề cập ở trên, khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, có thể để được tối đa từ 4-6 tháng tùy vào từng loại tủ.
Sau khi vắt sữa xong, mẹ hãy cho sữa ngay vào sản phẩm trữ sữa chuyên dụng, đã được tiệt trùng.
>> Xem thêm: Máy tiệt trùng bình sữa loại nào tốt? Avent, Nuk hay Fatzbaby
Thông thường khi cho sữa vào ngăn đá để bảo quản mẹ nên chia sữa ra thành từng túi trữ sữa có dung tích nhỏ. Vừa đủ để bé sử dụng từng lần và cũng để cất trữ được nhiều sữa hơn trong tủ.
Nếu trữ sữa trong bình thì sẽ khá tốn diện tích tủ đó.
Lưu ý ghi rõ thời gian bắt đầu cho sữa vào tủ để có thể sử dụng trong thời gian cho phép, giúp đảm bảo sữa được vẹn nguyên chất lượng.
Do có khả năng bảo quản lâu dài nhất nên đây là cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài được nhiều người lựa chọn nhất.

Cách hâm nóng sữa mẹ khi lấy ra từ ngăn đá ra sao? Khi muốn rã đông sữa từ ngăn đá, mẹ hãy cho sữa xuống ngăn mát trước. Sau đó thì làm giống như cách hâm sữa mẹ để ngăn mát. Cụ thể:
>> Xem thêm: Cách rã đông sữa mẹ trong túi trữ sữa đúng chuẩn
Khi đá đã hoàn toàn tan ra thì mẹ lắc đều sữa rồi cho cả túi trữ sữa vào bát nước nóng khoảng 40 độ C. Ngâm đến khi sữa ấm lên thì cho sữa vào bình và cho bé sử dụng.
Hoặc nếu mẹ có máy hâm sữa thì có thể cho sữa vào máy để hâm cho nhanh. Tuyệt đối không cho sữa vào lò vi sóng hay nước quá nóng. Như vậy sẽ làm sữa bị mất đi chất dinh dưỡng đáng quý bên trong.
2.2 Cách bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng
Nếu mẹ muốn bảo quản sữa trong thời gian ngắn để dùng luôn sau đó thì có thể bảo quản bằng nước nóng. Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng mà mẹ có thể tham khảo:
Sữa sau khi hút ra mẹ hãy cho vào sữa vào túi trữ sữa tiệt trùng. Nên mua dạng túi có phần chân có thể đứng vững được. Hoặc có thể đựng trong bình trữ sữa.

Sau đó mẹ cho túi vào bát nước nóng khoảng tầm 40 độ C sau đó nguội dần là vừa. Như vậy khi muốn sử dụng mẹ có thể lấy sữa ra và cho bé dùng luôn.
Với phương pháp này, mẹ không cần chờ đợi thời gian rã đông như những phương pháp khác. Do đó nó chính là cách bảo quản sữa mẹ dùng trong ngày được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên thì thời gian bảo quản không được lâu, tối đa chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ mà thôi.
2.3 Bảo quản sữa mẹ trong thùng đá
Trong trường hợp chưa thể chất được sữa vào trong tủ lạnh mẹ có thể cho sữa vào trong thùng đá để bảo quản trước.
Cũng tương tự như các phương pháp khác, trước khi chất sữa vào thùng đá, mẹ cần cho sữa vào các túi trữ sữa, dán chặt lại để sữa không bị rỉ ra.
Sau đó thì xếp gọn gàng các túi trữ sữa vào bên trong thùng đá. Thời gian tối đa là khoảng 1 ngày. Nếu muốn tiếp tục bảo quản lâu hơn thì phải xếp sữa vào tủ lạnh.

>> Xem thêm: Cách hâm sữa từ túi trữ sữa đảm bảo an toàn và nguyên chất
2.4 Cách bảo quản sữa mẹ khi đi xa
Khi mẹ muốn đi xa và muốn mang theo sữa lên máy bay hay tàu xe thì hãy cho sữa vào thùng đá để bảo quản như đã hướng dẫn ở trên. Chỉ cần đảm bảo thời gian không quá 1 ngày là được.
Nếu mẹ đi xa mà vẫn muốn bé được dùng sữa mẹ khi ở nhà thì có thể vắt sữa ra và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách. Khi dùng chỉ cần lấy ra và hâm lại là có thể cho bé sử dụng được rồi.
2.5 Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần cho sữa vào túi trữ rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Thời gian bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng tối đa là 6 tiếng tùy vào nhiệt độ phòng.
Trước khi cho sữa vào túi hãy luôn đảm bảo tay bạn và túi trữ sữa sạch sẽ. Sau khi cho sữa vào túi thì ém cho hết khí ra ngoài rồi mới dán lại.
Dán thật chặt để sữa không bị rỉ ra ngoài cũng như không khí bên ngoài chui vào bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhé.

Nếu mẹ muốn bảo quản sữa khi hút ra ngoài một cách an toàn, đảm bảo vệ sinh thì nhất định các sản phẩm để trữ sữa.
Và túi trữ sữa hiện đang là sản phẩm trữ sữa được nhiều người tin dùng bởi nó có nhiều tiện ích, dễ bảo quản, không tốn nhiều diện tích.
Các túi trữ sữa cũng đã được tiệt trùng nên đảm bảo an toàn vệ sinh cho lượng sữa bên trong nếu mẹ sử dụng đúng cách. Tuy tốn nhiều túi để đựng nhưng giá thành cũng khá rẻ.
3. Mua túi bảo quản sữa mẹ ở đâu?

Mua túi bảo quản sữa mẹ ở đâu vừa chất lượng mà lại có giá thành hợp lý? Mình gợi ý cho các mẹ đó là hãy ghé ngay các website thương mại điện tử.
Tại đây mẹ có thể nhanh chóng chọn được sản phẩm phù hợp, so sánh mức giá các sản phẩm với nhau rồi sau đó quyết định mua cũng không muộn.
Chỉ cần vài phút lướt tìm và tiến hành đặt hàng là mẹ đã có thể mua được túi trữ sữa đúng ý rồi.
Xem các Túi trữ sữa bán chạy nhất tại SHOPEE
Xem nốt các Túi trữ sữa bán chạy nhất tại TIKI
4. Lời kết cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài
Nếu biết cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài thì mẹ sẽ có thể cung cấp lượng sữa giàu dinh dưỡng cho bé trong thời gian dài. Kể cả khi mẹ vắng nhà thì bé vẫn có sữa mẹ để dùng.
Ngoài việc chọn mua những chiếc túi trữ sữa chất lượng, mẹ cũng hãy nghiêm túc bảo quản sữa mẹ đúng cách như đã hướng dẫn ở trên. Như vậy mới có thể đảm bảo an toàn cho nguồn sữa đó mẹ nhé.
Phản hồi gần đây