Bảo quản sữa mẹ bằng cách trữ đông đang ngày càng phổ biến và được nhiều mẹ tin dùng.
Nhưng mẹ có biết rằng nếu cách rã đông sữa mẹ trong túi trữ sữa mà không chuẩn xác sẽ làm mất đi toàn bộ dinh dưỡng thậm chí ảnh hưởng đến bé.
Cùng tìm hiểu cách làm chính xác qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính
1. Cách rã đông sữa mẹ trong túi trữ sữa chuẩn xác nhất.
Sữa mẹ trữ đông thường được khuyến cáo sử dụng trong vòng dưới nửa năm đối với điều kiện bảo quản tốt nhất.
Nhưng trên thực tế, các mẹ khuyên nhau nên dùng gối sữa trữ đông cũ với sữa trữ đông mới chỉ tối đa 3 tháng, để đảm bảo sữa ngon và có vị dễ chịu với bé.
Nhất là khi muốn đảm bảo sữa trữ đông giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng như sữa mới vắt, lúc rã đông, mẹ tuyệt đối không được sử dụng biện pháp nào gây ra chênh lệch nhiệt quá lớn.
Bởi túi trữ sữa đang trong trạng thái đông cứng chỉ đạt nhiệt độ tầm -4 đến 0 độ C, nếu mang trực tiếp ra ngoài môi trường nhiệt độ phòng khoảng 25 – 30 độ C, mức chênh lên đến 30 độ này sẽ nhanh chóng phá hủy những thành phần tốt trong sữa mẹ, không những không cung cấp đủ lượng chất khi bé bú mà còn rất phí phạm công sức vắt và bảo quản sữa mẹ.

Vậy nên, nếu mẹ muốn tránh tối đa tình trạng trên, xin mách mẹ cách rã đông sữa mẹ trong túi trữ sữa hợp lý nhất là:
- Bước 1: để túi trữ sữa xuống ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 8 – 12 tiếng trước cữ ăn của bé
- Bước 2: chờ đủ thời gian cho túi trữ sữa hóa lỏng hoàn toàn, lắc đều tránh hiện tượng phân lớp
- Bước 3: đổ sữa qua bình ti, đem ra ngoài nhiệt độ phòng. Sau đó tiến hành các bước làm hâm nóng sữa.
2. Một số sai lầm các mẹ hay mắc khi rã đông sữa và giải pháp
Với nhiều mẹ đã nắm rất rõ cách rã đông sữa nhưng trong quá trình thực hiện vẫn mắc phải một số lỗi, mẹ xem mình đã từng như vậy chưa nha
2.1. Rã đông không đủ thời gian
Nhiều trường hợp mẹ quên hoặc không chuẩn bị trước nên để sữa trữ đông xuống ngăn mát chưa đủ thời gian, sữa chưa thể tan hoàn toàn kịp giờ bé ăn.
Xử lý cho việc này, mẹ có thể đặt túi trữ sữa dưới vòi nước sạch chảy liên tục cho đến khi hoàn thành việc rã đông.

Lưu ý miệng túi không được hở, tránh nước chảy vào trong làm nhiễm trùng sữa.
2.2. Rã đông bằng cách sử dụng nhiệt độ cao
Nhiều mẹ lại muốn nhanh nên chọn giải pháp ngâm túi trữ sữa vẫn còn đông vào nước nóng hoặc dùng lò vi sóng với chức năng rã đông.
Tuy nhiên, cách này chắc chắn không thể sử dụng, vì sẽ làm thất thoát tất cả dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ đó.
2.3. Sữa mẹ có mùi sau khi rã đông
Tùy thuộc vào tuyến sữa từng người, nhưng khá nhiều mẹ phản hồi là đã ngửi thấy mùi khá giống xà phòng từ túi sữa đã rã đông.
Với các bé nhạy mùi thì điều này khiến bé từ chối sữa rã đông hoặc ăn ít hơn sữa mẹ bình thường.
Cách hạn chế mùi cho sữa mẹ thì khá phức tạp: mẹ cần đun sữa sau khi vắt xong đến khoảng 80 độ C, sau đó làm lạnh nhanh bằng cách ngâm xoong vào nước rồi mới cho vào túi trữ sữa. Cách này thì đỡ mùi nhưng dễ làm mất chất nên ít người dùng.
Ngoài ra thì mẹ có thể tập cho bé làm quen với sữa trữ đông bằng cách trộn ít một với sữa mới và tăng tỷ lệ dần dần theo ngày.
Đa phần cách này sẽ giúp bé chịu uống sữa trữ đông hơn và mẹ cũng không lo những bịch sữa tích trữ của mình bị uổng phí.
>> Xem thêm:
2.4. Trữ đông lại sữa sau khi rã đông
Nhiều mẹ cảm thấy tiếc lượng sữa thừa trong túi trữ sữa nên tiến hành cấp đông lại nhưng cách làm này không hề hợp lý.
Việc trữ đông lại sữa không hề giúp tiết kiệm mà trái lại dễ khiến sữa trong túi bị nhiễm khuẩn, có thể gây hại cho bé yêu nữa đó.

Để khắc phục, mẹ nên lưu ý thể tích lúc đóng túi và chỗ sữa trữ đông bỏ ra phù hợp với cữ ăn của bé, vậy sẽ không phải tiếc sữa thừa nữa nhé.
Hy vọng những chú ý phía trên sẽ giúp mẹ biết được cách rã đông sữa mẹ trong túi trữ sữa chính xác và nhanh gọn nhất.
Chúc mẹ luôn để dành được cho bé những túi sữa thơm lành và bổ dưỡng.
Trả lời