Cách sử dụng túi trữ sữa để bảo quản sữa mẹ thì có lẽ các mẹ đã và đang duy trì vắt sữa cho con đều biết. Thế nhưng, chắc cũng có đôi lần mẹ tự hỏi liệu túi trữ sữa có tái sử dụng được không?
Câu trả lời đầy đủ nhất sẽ có trong bài viết sau, mời mẹ đọc nhé!
Nội dung chính
1. Đặc tính của túi trữ sữa
Nếu chỉ quan sát bằng mắt thông thường, túi trữ sữa không khác những chiếc túi zip bình thường là bao, vậy nhờ đặc điểm gì mà chúng lại được sản xuất riêng để đựng sữa mẹ?

Chính là nhờ 3 đặc tính quan trọng sau:
- Chất liệu: tạo thành túi trữ sữa là nhựa cao cấp chuyên dùng đựng thực phẩm, không chứa BPA nên mẹ có thể yên tâm để đựng sữa cho bé.
- Tiệt trùng: túi trữ sữa đều được tiệt trùng, khử khuẩn sạch sẽ trước khi đóng hộp. Điều đó đồng nghĩa với việc chỉ sử dụng một lần duy nhất.
- Đóng kín: chiếc khóa zip chắc chắn sẽ giúp bảo quản sữa tốt hơn, tránh việc xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn làm hỏng sữa.
2. Lý do mẹ muốn tái sử dụng túi trữ sữa
Túi trữ sữa rất dễ mua và thường được sử dụng với số lượng lớn, tính bằng hộp – mỗi hộp khoảng 30 đến 60 tùy theo hãng sản xuất, thế nhưng, không ít mẹ vẫn có ý định tái sử dụng chúng.
Lý do được các mẹ đưa ra thì có:
Tiết kiệm chi phí:
Ai cũng biết nuôi con bằng sữa mẹ ngoài mục đích tốt cho con còn có ý nghĩa trong việc giảm bớt gánh nặng tài chính lên bố mẹ. Có mẹ cảm thấy bỏ đi một chiếc túi trữ sữa vẫn lành lặn chỉ sau một lần sử dụng là rất lãng phí.
Nhưng nếu suy nghĩ theo hướng so sánh giữa việc chỉ mất chưa đến 10 nghìn đồng mỗi ngày cho việc sử dụng túi trữ sữa với việc dùng sữa bột tốn đến cả tiền triệu mỗi tháng, mẹ thấy bên nào là phương án ổn hơn?
Đó là còn chưa kể đến nguy cơ đường ruột của con sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ cho con uống sữa đựng trong túi tái sử dụng, bởi dù tiệt trùng cẩn thận đến mấy cũng không sạch bằng túi mới được.

Bảo vệ môi trường:
Nhiều mẹ lại thấy lượng túi thải ra mỗi ngày lớn, là mối nguy hại với môi trường bởi ai cũng biết nilon vô cùng khó phân hủy.
Khắc phục điểm này, mẹ cũng có thể cân nhắc giữa việc chuyển sang dùng bình trữ sữa, với điều kiện phải rửa sạch và tiệt trùng thật sạch giữa những cữ vắt sữa. Đồng thời bình trữ sữa sẽ chiếm nhiều không gian tủ lạnh hơn.
>> Xem thêm:
3. Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?
Câu trả lời cho các mẹ vẫn còn băn khoăn muốn tái sử dụng túi trữ sữa để bảo quản sữa lần tiếp theo thì chắc chắn là không nhé, mỗi túi trữ sữa chỉ nên được sử dụng để trữ đông sữa một lần duy nhất mà thôi!

Ý tưởng tái sử dụng túi trữ sữa vào mục đích khác
Còn nếu mẹ vẫn thực sự mong muốn tái sử dụng túi trữ sữa, thì để … gợi ý một vài ý tưởng nhé, nhưng nhớ phải rửa sạch túi trữ sữa đi trước khi thực hiện nha:
- Sử dụng để đựng một lượng nhỏ thức ăn mang theo, trong trường hợp bạn phải ra ngoài, không thể ăn ở nhà
- Cắt ra và làm vách ngăn chia tách các thực phẩm thịt, cá đông lạnh
- Trữ đông các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, răng cưa…
- Chứa một vài món ăn lỏng như cháo, súp của trẻ em để trữ mát, chú ý đun sôi thức ăn trước khi dùng lại
- Thay thế túi chườm lạnh: đóng đầy nước và để vào ngăn đá. Bạn sẽ cần chúng để chườm vết va đập hoặc một vài tai nạn nhỏ
- Đựng các đồ ướt, xà phòng khi gia đình bạn đi du lịch
- Trồng cây: chất liệu túi chắc chắn nên bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chậu cây treo nho nhỏ nếu khéo tay nha
- Cất giữ các đồ có kích thước nhỏ: có thể là tai nghe, một vài đồng xu, chút hạt hay mấy cái đinh ốc, điều này cũng giúp bạn dễ tìm kiếm hơn
- Làm đồ chơi: ý tưởng này rất hay nếu mẹ muốn dành cho con một món quà ý nghĩa, thử tìm vài cách làm hoa, tạo hình các con vật từ túi nilon cứng trên mạng và tiến hành xem sao
Phương án tái chế túi trữ sữa
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một vài phương án khác để tái chế túi trữ sữa như:
- Trao đổi túi trữ sữa: việc này có thể tiến hành khi mẹ có nhiều sữa trữ đông và muốn chia sẻ cùng các mẹ nuôi con bị ít sữa. Đơn giản là yêu cầu người nhận sữa gửi lại một lượng túi trữ sữa mới, để mẹ trữ cho lần chia sữa tiếp theo

- Tìm kiếm các đơn vị nhận tái chế nhựa thực phẩm: cách này hơi khó làm hơn chút nhưng vẫn có các tổ chức tiến hành việc này. Nhưng mẹ nên chú ý chất liệu túi trữ sữa của mình nhé, nếu là nhựa PP thì có thể tái chế nhưng nhựa LDPE thì không nha.
>> Xem thêm:
Vậy là mẹ đã có thêm những kiến thức thú vị về việc “túi trữ sữa có tái sử dụng được không” rồi nha.
Mong mẹ sẽ luôn vững tâm và thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, để con thêm khôn lớn mỗi ngày.
Trả lời