Mẹ có biết thế nào là cho trẻ ăn dặm đúng cách chưa?
Trẻ ăn dặm đúng cách khi mẹ cho con ăn đúng thời điểm, đúng các nguyên tắc khuyến cáo từ y tế, đúng phương pháp và tránh những sai lầm dễ gặp khi cho con ăn dặm.
Nội dung chính
1. Bí kíp giúp mẹ cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Tiêu chuẩn để biết con đã đến thời điểm ăn dặm là khi con có những dấu hiệu dưới đây:
– Con phản ứng rất hào hứng khi thấy thức ăn, dù là mẹ cho con hay là con nhìn thấy anh chị, ba mẹ ăn.
– Con bắt đầu đưa tay ra với thức ăn.
– Con đã biết chắp môi, tuyến nước bọt hoạt động mạnh khi thấy thức ăn và con còn biết nói “mum mum”.

– Con đã có thể giữ thẳng cổ để đón nhận thức ăn chính xác hơn.
– Con biết ngoảnh mặt đi nơi khác, lấy tay che miệng hay có những hành động từ chối thức ăn khi con không thích.
Lưu ý: Nếu căn cứ theo độ tuổi, thì con từ 17 tuần tuổi trở đi là thích hợp để ăn dặm nhất. Mẹ không nên cho con ăn dặm sớm hơn, nhưng cũng không nên cho con tập ăn dặm quá trễ.
Cả 2 điều này đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ tiêu hóa và sự phát triển thể chất toàn diện của con.
2. Những nguyên tắc mẹ nên ghi nhớ khi cho con ăn dặm
Việc tập cho con ăn dặm hay bất kỳ sự thay đổi nào mẹ cũng cần cho con thời gian để làm quen. Trong suốt thời gian đầu cho con ăn dặm, nhất là khi con dưới 8 tháng tuổi, mẹ chỉ cho con ăn 1 lần/ngày.

Và mẹ hãy tuân thủ theo 4 nguyên tắc ăn dặm được các cơ quan ý tế khuyến nghị như sau:
2.1. Con nên ăn từ ít đến tăng dần và từ loãng đến đặc dần
Để mẹ có thể cho trẻ ăn dặm đúng cách hơn, mẹ nên sử dụng bột dinh dưỡng từ các thương hiệu uy tín trên thị trường. Trên bao bì có hướng dẫn chi tiết về tỉ lệ bột: nước, cũng như lượng bột mỗi bữa dành cho trẻ.
Vì trẻ trong giai đoạn tập ăn dặm sẽ ăn rất ít, nếu mẹ nấu cháo cho con ăn thì mẹ sẽ thêm phần vất vả.
Nhưng dù cho con ăn bột hay ăn cháo, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn một lượng thực ăn thật ít thật loãng, sau đó mới tăng nhiều dần và đặt dần trong các tuần tiếp theo.
2.2. Con nên ăn từ thức ăn ngọt đến thức ăn mặn
Mẹ nên lưu ý thức ăn ngọt ở đây là chỉ những thức ăn có nguồn gốc từ rau củ quả, còn thức ăn mặn chính là những thức ăn được bổ sung thêm đạm động vật.
Nếu mẹ dùng bột dinh dưỡng cho con, sau khi pha bột xong mẹ nên tán mịn bột qua rây một lần cho mịn, để đảm bảo con không bị hóc bởi những lợn cợn có trong bột.
Nếu mẹ nấu cháo cho con thì mẹ nên dùng máy xay sinh tố để xay cháo cho nhanh và mẹ cũng nên tán mịn cháo qua rây một lần để đảm bảo độ mịn của cháo.
2.3. Mẹ nên cho con làm quen với các loại thức ăn ít nhất từ 3-5 ngày
Trong giai đoạn tập cho con ăn dặm, mẹ cần rất kiên nhẫn.
Nếu con từ chối ăn thức ăn mẹ hãy dừng 1 ngày. Sau đó lại tập cho con ăn lại.
Trong quá trình cho con tập ăn dặm mẹ nên theo dõi phản ứng của con trong suốt quá trình ăn. Và theo dõi phần phân mà con đại tiện xem có gì khác lạ hay không.
Nếu mẹ cảm thấy lo lắng về sức khỏe của con trong khi con tập ăn dặm, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi.
2.4. Luôn đảm bảo trong bữa ăn dặm của con sẽ có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
4 nhóm thực phẩm thiết yếu chính là: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
Nếu mẹ dùng bột ăn dặm từ các hãng sản xuất uy tín thì luôn luôn đảm bảo được nguyên tắc này.
Nếu mẹ nấu cháo cho con thì mẹ nên khéo léo sử dụng các loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ dễ tiêu hóa, có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao.
Khi con đã quen với việc ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm chất béo và đạm từ động vật, cá béo, trứng,…
3. Mẹ nên chôn một số phương pháp ăn dặm mẹ để tập cho con ăn dặm
Trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt. Do vậy, mẹ cần đảm bảo tuân thủ theo một phương pháp ăn dặm cụ thể để cho con dễ tiếp thu, cũng như mẹ cũng tiện theo dõi phản ứng của con hơn.
Dưới đây là một số phương pháp ăn dặm được đánh giá cao mà mẹ có thể tham khảo.
3.1. Ăn dặm theo phương pháp truyền thống
Đây là phương pháp mẹ sử dụng bột dinh dưỡng hoặc cháo mẹ nấu cùng với rau và các loại thịt cho con ăn như bà mẹ vẫn tập cho con ăn dặm từ trước đến nay.

3.2. Ăn dặm theo phương pháp của Mỹ
Đây là phương pháp con được tự chọn những thức ăn mà con yêu thích. Tuy nhiên phương pháp ăn dặm này chỉ phù hợp khi con đã có răng, có thể tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.
Nhược điểm của phương pháp này là mẹ sẽ khá vất vả khi dọn dẹp.
3.3. Ăn dặm theo phương pháp của Nhật
Đây là phương pháp mà mẹ sẽ tốn rất nhiều kỳ công để chuẩn bị.
Mẹ sẽ nấu thức ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, tuy nhiên mẹ sẽ không mix chung như mẹ Việt Nam mà mẹ sẽ nấu riêng từng nhóm để con có thể nếm riêng từng vị.
4. Những sai lầm nên tránh khi cho trẻ ăn dặm
– Mẹ nên muối, đường hoặc các gia vị khác để món ăn thêm đậm đà.
– Dùng dầu mỡ để bổ sung thêm chất béo cho bữa ăn của con.
– Luôn dùng nước hầm xương để nấu cháo cho con.
Trên đây đều là những sai lầm mẹ nên tránh khi cho con ăn dặm. Vì trẻ dưới 12 tháng tuổi được khuyến cáo là không nên nêm bất kỳ loại gia vị nào vào thức ăn.
Khi trẻ lớn hơn, mẹ nên cho con sử dụng muối hoặc nước mắm, nhưng theo nguyên tắc là nêm nhạt cho con tập quen dần với gia vị.
Và mẹ chỉ nên dùng dầu dành riêng cho trẻ em khi cần.
Thêm vào đó, mẹ nên đa dạng các loại thức ăn, hương vị thức ăn để giúp con phát triển vị giác tốt hơn. Cũng như bổ sung dinh dưỡng cho con hiệu quả hơn.
Với những kiến thức cho con ăn dặm đúng cách hoàn chỉnh mà Topchon vừa chia sẻ với các mẹ. Hy vọng là mẹ sẽ tự tin hơn khi tập cho con ăn dặm.
Trả lời