Trẻ ăn dặm bị táo bón là tình trạng rất thường gặp kể cả khi bé đã quen với việc ăn dặm. Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra táo bón trong thời gian con ăn dặm mới có thể xử lý dứt điểm tình trạng táo bón ở trẻ được.
Nội dung chính
1. Nguyên nhân làm cho trẻ ăn dặm bị táo bón
Chúng ta cùng điểm danh những nguyên nhân làm cho trẻ ăn dặm bị táo bón để mẹ dễ nhớ hơn nhé:
– Do hệ tiêu hóa của con chưa sẵn sàng để ăn dặm. (Dấu hiệu đi kèm là phân có mùi chua)
– Do con chưa thích nghi được với việc tiếp nhận thức ăn. (Con cần thời gian từ 3-10 ngày để tập làm quen với việc ăn dặm)
– Do chế độ ăn dặm của con thiếu chất xơ.

– Mẹ đã cho con ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa như đậu nành, đậu phộng (lạc),…
– Do trẻ uống không đủ nước
– Do thức ăn quá đặc so với độ tuổi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng xem xét thêm lượng sữa con uống mỗi ngày. Nếu sữa đặc hơn so với bình thường con hay uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón đó nha các mẹ.
2. Mách mẹ bí kíp xóa sổ táo bón khỏi bệnh án của trẻ
Những bí kíp dưới đây vừa là phương pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ khi ăn dặm. Và cũng là phương pháp ngăn ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón.
2.1. Xây dựng chế độ ăn dặm hợp lý và khoa học đối với trẻ
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn thức ăn thật loãng, tỉ lệ hợp lý chỉ nên là 1 gạo và 15 nước.

Mẹ nên chọn những loại rau có chất xơ dễ tiêu hóa như mồng tơi, rau đay,… Hạn chế cho con ăn những thức ăn giàu chất xơ, khó tiêu như các loại hạt, rau chân vịt (rau bó xôi), các loại rau có cọng cứng,…
Mẹ nên tập cho con quen dần với việc ăn cháo loãng, cháo rau củ hoặc bột vị ngọt trong ít nhất 2-3 tuần. Rồi mẹ hãy cho con ăn đến các loại cháo có thêm đạm động vật, hoặc bột vị mặn.
Mẹ cũng nên cho con uống thêm nước ấm, để con không bị thiếu nước.
2.2. Ba mẹ hãy giúp con vận động nhiều hơn
Đối với những trẻ hiếu động, cả ngày trườn, lật, quơ tay quơ chân thì cũng khiến các mẹ trông con vất vả. Nhưng đối với các bé gái nhu mì ít vận động thì mẹ hãy giúp con “tập thể dục” mỗi ngày nhé.
Mẹ hãy giúp con di chuyển chân như động tác tập xe đạp, như vậy sẽ giúp cho ruột và hệ tiêu hóa của con vận động tốt hơn. Giúp con cải thiện và hạn chế được tình trạng táo bón.
Đồng thời, ba mẹ hãy cho con chơi các món đồ chơi yêu thích, hay những món đồ chơi kích thích sự tò mò của trẻ như những món đồ chơi có tiếng động vui nhộn để con tăng khả năng vận động mỗi ngày.
Mách mẹ mẹo hay:
Mỗi sáng khi con thức dậy, mẹ hãy giúp con xoa bóp tay chân và tập vài động tác duỗi tay duỗi chân đơn giản để giúp con tăng khả năng tuần hoàn máu. Giúp hệ cơ của con phát triển tốt hơn.
2.3. Mẹ hãy massage vùng bụng cho con để cải thiện và ngăn ngừa táo bón
Ba mẹ hãy giúp con massage vùng bụng theo 3 bước sau đây:
– Bước 1: Đặt con nằm thẳng trên giường, dùng ngón tay trỏ và ngón giữa xoa nhẹ nhàng dưới rốn của trẻ.
– Bước 2: Mẹ xoay 2 ngón tay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, quanh vùng rốn của trẻ.
– Bước 3: Mẹ chà xát nhẹ 2 bàn tay vào nhau để tạo độ nóng ấm vừa phải. Rồi dùng 2 bàn tay bạn áp nhẹ lên phần thành bụng của con để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Khi mẹ thường xuyên thực hiện phương pháp massage này sẽ giúp con tăng tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp con cảm thấy thư giãn hơn.
Lưu ý: Khi trẻ ăn dặm bị táo bón nhẹ thì mẹ hãy áp dụng những lời khuyến nghị mà chúng tôi vừa đề xuất. Trong trường hợp mẹ không thấy con bớt táo bón hoặc con bị táo bón nặng hơn thì mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ ngay nhé.
Trả lời