Theo kinh nghiệm nuôi con từ thời ông bà truyền lại là trẻ nên cho ăn dặm sớm sẽ cứng cáp hơn và bụ bẫm hơn. Còn theo khoa học hiện đại thì sao, có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?
Nội dung chính
1. Có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không?
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trẻ ăn dặm quá sớm sẽ ít bú sữa mẹ hơn. Như vậy sẽ không đủ đảm bảo dưỡng chất thiết yếu để phát triển. Vì trong trong sữa mẹ có những dưỡng chất mà không bất kỳ loại sữa hoặc bột công thức nào có thể có.
Do vậy, bé ăn dặm sớm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của trẻ khi chưa phát triển hoàn thiện, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, hại thận (do tuyến nước bọt chưa đủ enzym để tiêu hóa thức ăn), suy dinh dưỡng hoặc tăng nguy cơ béo phì,…
Do vậy, ba mẹ không nên cho con ăn dặm sớm nhé.
2. Cho trẻ ăn dặm như thế nào là sớm?
Đây là vấn đề mà chúng ta cùng nhau thống nhất quan điểm để có thể biết được thời điểm nào là thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bột ăn dặm dành cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi.
Loại bột ăn dặm này được bán phổ biến trên thị trường và được thông qua kiểm định an toàn từ cơ quan y khoa có thẩm quyền, thì hẳn là trẻ từ 3 tháng tuổi đã có thể ăn dặm và đây không phải là thời điểm quá sớm để cho trẻ ăn dặm.

Các mẹ cần phải hiểu mỗi đứa trẻ sẽ có đặc điểm và tốc độ phát triển khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta nên hiểu cho trẻ ăn dặm sớm chính là cho trẻ ăn dặm khi trẻ chưa thực sự chuẩn bị để ăn dặm.
Lưu ý: Mẹ không nhất thiết phải đợi con đủ 6 tháng mới cho con ăn dặm. Nhưng mẹ nên cho con ăn dặm khi con đã đủ từ 17 tuần.
Và đối với những trẻ sinh non, để tính được thời điểm thích hợp để cho con ăn dặm, ba mẹ nên tính từ ngày dự sinh, chứ không nên căn cứ theo ngay sinh thực tế.
3. Những dấu hiệu nhận biết trẻ đã đến lúc cần cho bé tập ăn dặm
– Khi trẻ đã có những phản ứng với thức ăn như tém miệng liên tục và tỏ thái độ rất hào hứng với thức ăn.
– Trẻ có xu hướng nhào tới đưa tay với lấy thức ăn khi thấy thức ăn hoặc la hét khi thấy ai đó đang ăn.
– Tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn khi thấy thức ăn.
– Sau khi trẻ bú no vẫn đòi bú thêm.
– Sau khi bú thường đưa tay vào miệng mút. Mẹ cần quan sát kỹ biểu hiện này đừng nghĩ đây là thói quen xấu của con.

– Những giấc ngủ ban ngày của trẻ thường không liền mạch. Trẻ hay thức dậy rất nhanh và hay cáu gắt.
– Trong giấc ngủ ban đêm, trẻ thường thức dậy đòi bú nhiều lần hơn so với bình thường.
– Trẻ đã mọc răng.
Nếu mẹ thấy một hoặc nhiều dấu hiệu này đồng thời thì mẹ có thể tự tin cho trẻ tập ăn dặm được rồi nhé.
Nếu mẹ cho con ăn dặm mà mẹ gặp các biểu hiện như con bị đầy bụng. Con đi vệ sinh phân còn lổn nhổn, có mùi chua. Đây là biểu hiện của việc con chưa tiêu hóa được lượng thức ăn từ bên ngoài.
Nguyên nhân là do mẹ đã cho con ăn dặm sớm hoặc cho con ăn quá nhiều.
Với những kiến thức chia sẻ về việc có nên cho trẻ ăn dặm sớm hay không mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mẹ chăm con khoa học hơn và bé sẽ phát triển toàn diện hơn.
Trả lời