Cách trồng rong nho có lẽ là một trong những băn khoăn của bạn khi ăn thực phẩm cực ngon mà lại bổ dưỡng này.
Bởi vì nhìn thì có vẻ dễ, nhưng trong cách trồng và chăm sóc rong nho có những điều đặc biệt mà có lẽ dân trong nghề mới có thể rõ được.
Vậy thì chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu xem cách làm này có gì thú vị hay không nha.
Nội dung chính
1. Điểm cần lưu ý trước khi thử cách trồng rong nho
Trước khi bắt tay vào trồng bất cứ loại cây gì, không chỉ riêng rong nho, có lẽ bạn sẽ phải tìm hiểu rất nhiều nguồn kiến thức khác nhau, và dưới đây là 5 trong số những tiêu chí không thể bỏ qua nếu muốn gây giống thành công.
Chọn địa điểm

Ở Việt Nam, rong nho được trồng nhiều ở vùng biển Ninh Thuận, Khánh Hòa nên nếu bạn muốn trồng thì cũng phải tìm được nơi có đặc điểm tương tự như:
- Nguồn nước mặn sạch: không có nước thải đổ vào hay bị nước ngọt xâm nhiễm
- Đạt pH chuẩn 7.9 – 8.5, độ mặn 30 – 33%
- Nước không lẫn cá, tôm hay các vi sinh vật biển khác
- Tầng đáy nên là đất cát bùn vì loại đất này cho dinh dưỡng phù hợp nhất
Lựa chọn giống trong cách trồng rong nho
Đương nhiên đây là khâu quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Bạn nên lưu ý các đặc điểm sau của cây giống khỏe, cho tỷ lệ thành công cao:
- Màu sắc: xanh thẫm và những viên “nho” nhìn vào có độ sáng trong như ngọc
- Độ dài ít nhất 5cm/nhánh, hạt có kích thước tương đồng và phân bố đều trên thân
- Nên chọn giống đã qua nghiên cứu và thử nghiệm trồng ở môi trường Việt Nam
2. Các bước trong cách trồng rong nho phổ biến
Sau khi hoàn thiện 2 yếu tố trên, chúng ta tiến hành cách trồng rong nho biển với các bước
Bước 1: Chuẩn bị địa điểm và dụng cụ

Địa điểm mới cần làm sạch, ke bờ ngăn nước bẩn, rắc vôi khử chua, tốt nhất nên ngâm nước nhiều lần rồi mới tiến hành trồng.
Nên sử dụng phương pháp trồng kê sàn/trồng vỉ lưới – trồng rong nho trên các khay nhựa, bên trên có lớp lưới nhựa lỗ lớn cho rong bám vào – để tiện việc chăm sóc và thu hoạch.
Bước 2: Thả giống
Nên cấy rong nho xuống đáy khay chặt để tránh tình trạng bong gốc, nếu chưa đủ chặt cần bồi thêm gốc.
Nên ngâm ngập khay dưới nước tối thiếu 1m, bên trên có lưới đen che nắng để cây phát triển tối ưu.
Bước 3: Cách trồng chăm sóc rong nho
Chăm rong nho thì khá đơn giản, chỉ cần chú ý đến việc:
- Làm sạch những mảng bám, những vi sinh vật lạ xuất hiện trong chùm rong
- Loại bỏ các chùm xấu hoặc bị bệnh
- Tạo dòng nước chảy nhỏ để không bị tù đọng và cung cấp oxy cho rong
- Khoảng 2 – 3 ngày thay nước 1 lần, kiểm tra pH và độ mặn thường xuyên
Bước 4: Thu hoạch rong nho

Khoảng 20 – 30 ngày rong nho sẽ cho thu hoạch, nếu bạn theo phương pháp trồng kê sàn thì công đoạn này khá nhàn, đem khay ra vùng nước sạch, nhẹ nhàng hái các chùm rong đạt tiêu chuẩn sau đó lại trả khay về vị trí cũ.
Lưu ý chùm rong nho hái xong cần luôn được ngâm trong nước biển để không bị teo lại.
Bước 5: Xử lý thành phẩm
Sau khi thu hoạch xong cần xử lý nhẹ nhàng để chùm rong nho giữ nguyên được hương vị và dưỡng chất.
- Rửa sạch trong nước biển, loại bỏ những phần dập, héo
- Ngâm và sục khí trong vòng 1 ngày để giữ độ tươi cho rong
- Sau đó ly tâm cho ráo và đóng túi/hộp phù hợp
3. Có cách trồng rong nho tại nhà hay không?
Hiện tại thì Viện Hải dương học Nha Trang có phương pháp nuôi trong bể composite hoặc Viện Nghiên cứu hải sản với mô hình nuôi trong bể xi măng để tiến hành nuôi rong nho đại trà, không cần phải nuôi dưới biển.
Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho cách trồng này thực sự không hề rẻ, đi kèm hệ thống máy móc, thùng chứa, nhà xưởng… khá phức tạp.
Nên nếu bạn tính theo hướng trồng để kinh doanh thì có thể tham khảo để áp dụng, còn nếu trồng lượng ít, với mục đích ăn cho đảm bảo, thì có lẽ nên mua hàng rõ nguồn gốc thì hay hơn.

Vậy là rong nho là một loại cây có cách trồng không quá khó, chăm sóc dễ, không mất quá nhiều kinh phí mà lại hứa hẹn lợi nhuận khá cao.
Hy vọng bạn có thể tham khảo cách trồng rong nho phía trên và thử áp dụng nếu muốn kinh doanh xem sao nha.
Trả lời