Ai cũng hiểu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ vô cùng quan trọng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Nhưng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu gồm những gì, nên tiến hành ra sao thì không phải mẹ nào cũng biết.
Vậy hãy điểm lại những lưu ý vàng trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Nội dung chính
1. Những chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nhất định phải bổ sung
Những ngày đầu mới bỡ ngỡ mang thai, bà bầu còn chưa biết mình cần bổ sung những gì thì nên ghi nhớ các nguyên tắc sau đây:
- Chia nhỏ bữa ăn, từ 3 bữa thành 5 – 6 bữa để hạn chế tình trạng nghén
- Ăn đủ các nhóm chất và tạo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều 1 – 2 món cho dù đó là món tốt
- Tăng mức năng lượng nạp từ thức ăn lên khoảng 2000 – 2500 kcal/ngày tùy theo thể trạng

Bên cạnh đó, những vitamin và khoáng chất sau, bà bầu nhất định phải tăng cường hơn để đảm bảo quá trình phát triển và hoàn thiện bào thai:
- Acid Folic: đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành hệ thống dẫn truyền thần kinh ở trẻ, bà bầu có thể nạp thêm chất này qua các nguồn thực phẩm như cải xanh, thịt gia cầm, ngũ cốc dinh dưỡng… hoặc uống thêm thực phẩm chức năng được bác sĩ tư vấn
- Sắt: chủ động bổ sung sắt ngay từ đầu thai kỳ không chỉ giúp bé phát triển tốt mà còn hạn chế được tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh, thiếu máu thai kỳ ở mẹ và cải thiện thể trạng mẹ sau sinh được tốt hơn
- Vitamin D cùng canxi: cho bé hệ xương chắc khỏe, mẹ không gặp nguy cơ loãng xương trong thời kỳ mang bầu
- Vitamin A: con số 600mcg vitamin A/ngày là vừa đủ cho mẹ và nhu cầu tăng trưởng của bé
- Các vitamin nhóm B: đóng vai trò quan trọng giúp mẹ cùng bé ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc và có liên quan đến quá trình tăng trưởng bình thường các kích thước bào thai
- Vitamin C: hỗ trợ tăng sức đề kháng của mẹ bầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các mẹ bầu không bị cảm mạo hay ốm vặt trong suốt thời gian thai kỳ, con sinh ra cũng khỏe mạnh và có hệ miễn dịch đáp ứng tốt hơn
2. Cách lên thực đơn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
2.1. Chia nhỏ các bữa
Việc tạo thành thực đơn dựa trên các bữa chính – bữa phụ khác nhau giúp mẹ bầu nạp đủ năng lượng cần thiết cho cả 2 mẹ con mà lại không phải ăn cố các bữa quá no, dẫn đến cảm giác tức bụng, chán ăn.

Gợi ý thực phẩm trong các bữa:
- Bữa chính: đủ tinh bột – đạm – chất béo – vitamin, khoáng chất, chất xơ. Cân đối vừa đủ, thay đổi món liên tục để bà bầu không bị ngán
- Bữa phụ: có thể là những hoa quả đúng mùa, tươi ngon như chuối, thanh long, đu đủ; hoặc một ly ngũ cốc bà bầu thơm ngon, đều mang lại cho thai phụ nguồn dinh dưỡng tốt mà lại nhẹ bụng
2.2. Tránh những thực phẩm không tốt cho thai nhi
Có một danh sách những đồ ăn, thức uống mà bà bầu cần tránh trong 3 tháng đầu để thai nhi phát triển ổn định hơn:
- Dứa: chất bromelain có trong dứa gây co bóp cổ tử cung, tăng nguy cơ xuất huyết, có hại cho cả mẹ lẫn con
- Lô hội: tăng nguy cơ sảy thai và xuất huyết vùng chậu ở thai phụ
- Ngải cứu: nếu ăn một lượng ít có thể giúp mẹ bầu giảm những cơn đau đầu, nhưng không nên ăn liên tục và thường xuyên bởi ngải cứu có tính hàn, dễ làm chảy máu
- Rau ngót, Chùm ngây: đều là những loại rau nhiều vitamin C, kali và sắt nhưng dễ dẫn đến các cơn co bóp tử cung bởi chứa alpha sitosterol
- Đu đủ xanh: nếu đu đủ chín cung cấp một lượng vitamin A quý giá thì đu đủ xanh lại được khuyến cáo không nên dùng cho bà bầu vì dễ dẫn đến sảy thai

- Thực phẩm sống, tái: để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh lây nhiễm giun sán thì bà bầu tuyệt đối không ăn các món gỏi tái, hay đồ sống trong thai kỳ
- Chất kích thích như chè, cà phê, bia rượu đều không phải đồ mà bà bầu có thể uống vì sẽ gây tác hại trực tiếp lên em bé trong bụng
- Muối: nếu mẹ bầu có chế độ ăn mặn thì nên giảm dần lượng muốn ngay khi trong những 3 tháng đầu thai kỳ, điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tình trạng tiền sản giật hay phù nề ở những tháng cuối
Chúc bạn nắm rõ hết điều cần phải nhớ trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
Nếu thực hiện đúng, chắc chắn là 2 mẹ con sẽ vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên trong an toàn và mạnh khỏe đó!
Trả lời